nó đi học mà điệu vầy nè!! :( 

Ban công nhà. :) 

Trời vẫn mùa xuân, nên cây cối chỉ dừng ở việc nảy mầm, chứ vẫn còn èo uột lắm, thêm cái là năm đầu tiên, chưa biết cách trồng, nên cây cối mọc rất "hoang sơ", ko như các sư phụ cạnh bên, cây cối nhìn phát mê, chiều chiều thấy họ thu hoạch rau mà chậc lưỡi nhìn cái vườn nhà mình! :( 

Cây dâu lèo tèo vài nhúm, chả biết ai ăn, ai nhịn, hôm qua túm dc 1 bác hỏi "cớ làm sao cây dâu bác to, đẹp, ra trái sum suê trĩu quả, cây của cháu èo uột nhìn như là sắp chết vậy'?? (thật sự là nhìn cây của bác ấy xong thì ko khác nào nhận dc 1 cái bạt tai vào mặt khi so với cái cây của mình!! hừ hừ!!) Bác ấy hỏi thế cô trồng nó xuống đất lâu chưa? - hồi tháng trước bác ạ, trồng 1 tháng RỒI ĐẤY" - Xời!!! cây của tôi là trồng đầu thu năm ngoái, nghĩa là tháng 9, nó nằm im lìm dưới đất suốt mùa thu và đông, tới xuân thì nó mọc lên rất to và mới cho trái nhiều dc! ;( 

Tại sao?? tại sao ko sác h báo nào nói tới vụ này!! giận ghê luôn à! chưa tính bọn bán cây con khác nào chọc mình?? bán cây con mùa xuân đủ các loại cây làm mình cứ tưởng cứ cắm xuống đất là có cơm ăn! Áp dụng như thế cho cấy dưa lưới, cây của mình lèo tèo như sắp chết, vì nó cần nóng, rất nóng, trưa lên tới 40 độ C hơn, ai trồng bán còn phải bọc cây trong "nhà plastic" để nó nóng hơn nhiệt độ ngoài. Chứ mà cắm xuống mùa này như mình thì nó sống dở chết dở! ;( Nay mai 2 vợ chồng bọc ni lông cho nó và ... ngồi khấn vái có cái để ăn. Năm sau mình tự gieo những loại cây này để trồng cho đúng mùa. Mệt! Làm nông dân rất khó, thật đó. Trồng nó lên thì dễ nhưng có ăn dc không thì là 1 vấn đề rất to. ;( Sẽ cố! bận lắm, nhưng sẽ cố. :( 

Ngày nào mình cũng bận rộn, quá bận rộn để làm bất cứ thứ gì. ví như quần áo chồng ko có để mặc, sáng nay mình phải thức lúc 7h sáng, ủi 30 phút, sau đó cho con đi học rồi vù về, ủi thêm 40 phút trước khi vù đi học môn tiếng Tây ban Nha. 

Trong khi ngồi chờ thầy cô 10 phút, tranh thủ ngồi học lại mấy cấu trúc ngữ pháp,vì ko biết khi nào mới có thời gian đụng vô môn này. Mấy hôm nay bù đầu học môn văn học và ngôn ngữ học, vì thi 2 môn này sớm, sau đó môn tiếng Anh và TBN, môn TBN mình chắc chắn sẽ thi lại lần 2 trong tháng 6 nên cứ thủng thỉnh, mà mấy cái này nếu ko mưa dầm thấm lâu, tới chân mới nhảy thì ko cách chi nhớ dc, nên cứ hôm nào cũng tranh thủ mất phút ngồi học lại, có lớp thì tranh thủ đi và tranh thủ ghi chép và cố nhớ dc nhiêu hay bấy nhiêu trong lớp. Mình thấy học ko có khó, nhất là mấy đứa có thời gian và tiền, chỉ cần ăn với ỉa rồi xách đít đi học! :p Ai mà phải lo cho con , cho gia đình, hay phải đi kiếm tiền thì mới là khó! hồi ở VN vừa đi làm full time vừa học đại học. Bây giờ xem ra đỡ hơn cái là "làm ở nhà", tự do hơn, ít bị stressed do sếp chửi đồng nghiệp khốn nạn :p NHƯNG bù lại, chương trình ở Ý nặng hơn VN nhiều, rất rất là nhiều, nên việc học đại học ko phải là dễ nhai, ý là bạn phải học, phải bỏ thời gian ra. 

Lấy 1 ví dụ, em H sinh viên ngành ngoại ngữ ở VN qua đây, mình lấy ra so sánh thấy khoa ngoại ngữ ở VN ... y như 1 trung tâm ngoại ngữ, nghĩa là bạn chỉ học ngoại ngữ, những môn địa lý, văn học chỉ là những môn cây hoa cỏ, và thường học từ năm thứ 3. Trong khi tại Ý, ko có khoa ngoại ngữ riêng, mà luôn luôn ngoại ngữ + văn học, ngoại ngữ + triết học, ngoại ngữ + nghệ thuật gia tiếp. Và năm 1 nhảy vào, học 1 lúc 2- 3 ngoại ngữ (ko tính tiếng Ý), và 2 ngoại ngữ là 1 bắt buộc, còn ngoại ngữ 3 dc chọn 1 ngoại ngữ khác, hoặc học tiếng Ý nâng cao như mình. Và cũng trong năm 1, ngay lập tức học văn học nước ngoài 100% text tiếng nước đó, ko có bản dịch, bạn tự nghe thầy cô giảng và chép phần dịch này nọ, tuy nhiên thầy cô vẫn dạy bằng tiếng Ý. Năm 2 trở đi, học văn học nước nào, họ dạy tiếng nước đó, ví như mình năm sau, học văn học TBN, sẽ 100% tiếng tây ban nha và thi vấn đáp tiếng tây ban nha! (móa, đi chết đây!!). :( và ngoài văn học, ngành của mình còn phải học địa lý, lịch sử, khảo cổ học, v.v... 

Thôi, bây giờ ngồi học tiếp đây! tý còn phải gym rồi đón con, nấu bữa chiều cho nhanh, chồng về thì vợ chồng ra đồng làm ruộng! :) 










Nhận xét

Các bài đọc được yêu thích nhất