Kể chuyện nước Ý: Đổ rác tại Ferrara

Gần như 6 năm trước, hay lâu hơn gì đó, tất cả các hệ thống siêu thị Ý (ngay cả các tiệm tạp hóa của người Ý) cũng không bán bịch ni lông cho người mua bỏ đồ vào, mà "bịch" ở đây làm từ bắp, nó là hữu cơ, có thể phân hủy như thức ăn. Dỹ nhiên bịch thế này thí đắt hơn ni lông rồi. Nhưng luật là thế! (bịch ni lông tại siêu thị không bao giờ cho không, toàn phải mua hết, hình như 5 cent hay 15 cent gì đó, mình không nhớ). Bịch làm từ bắp thì dỹ nhiên đắt gấp 2, 3 lần, đắt 1 phần, mà nó chả có tính chịu lực gì, bể, rách như ngóe, ai dùng cái này thì phải ôm vào người khi đi, chứ mà xách tơn tơn thì bịch bung ra nhặt đồ muối cả mặt. Thế nà tự động, người dân mua "giỏ" đi chợ làm từ chất liệu ni lông nhưng chắc chắn, và dùng đi dùng lại. Luật này chỉ có người Ý (và chắc 1 số nhỏ tiệm nước ngoài áp dụng, vì mình thấy tiệm người Tàu và tiệm người Maroc vẫn CHO KHÔNG KHÁCH HÀNG BỊCH NI LÔNG). :) 
Thời điểm này, vất rác vẫn diễn ra bình thường, nghĩa là chính phủ vẫn đặt các thùng rác dành cho: giấy, nhựa plastic, thực phẩm hữu cơ, rác không thể phân loại, chai thủy tinh, hộp thức ăn từ alluminium, pin (batteries), dầu ăn (dầu ăn không nên vất ra cống, mà nên thu gọm trong 1 cái chai, khi đầy thì mang đi đổ ở nơi họ thu gom dầu). Riêng những vật dụng to bự như TV, đầu máy, bàn, ghế, tủ, ... phải tự mang đến nơi thu gom rác và họ sẽ cân các thứ ấy, rồi họ trừ tiền vào tiền rác cho mình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người vô ý thức, cứ vất bà nó ngay trên đường cho tiện đít họ và nhọc mắt thiên hạ! (đù! bọn vô ý thức!)Các chu trình phân loại rác này dựa trên ý thức người dân. Ai không muốn phân loại, cứ việc vất vào cái thùng rác không phân loại, chả sao cả. tui từng rất bức xúc, vì người thì phân loại thấy bà, người thì đéo làm gì. Cái chính không phải mình ganh tị, mà cái chính là vô ý thức, họ phải hiểu rác không phân loại rất gây hại cho môi trường, môi trường ngày càng tệ, mà chúng nó ko lo. Ko lo cho thân họ, thì cũng nên lo cho con cháu họ! thôi, túm lại là mệt! dẫu biết mình làm phần của mình, nhưng 1 con chim én không thể làm nên mùa xuân, 1 vài người làm không thể cứu cái bầu khí quyển! :( 


Đến năm nay 2018, thì nhà nước đổi luật. Tất cả những người buôn bán nhỏ lẻ cũng phải buộc dùng bịch ni lông từ bắp, (thế nên thấy cô người Tàu THI THOẢNG cũng dùng cái này :p); cách bịch ni lông khi mua rau củ (tại Ý, khi đi chợ, mình cho rau vào bịch, cho mỗi loại rau củ vào 1 bịch, và trước kia các loại bịch này vẫn là ni lông, và miễn phí), bây giờ tất cả tất tật đều phải làm từ bắp hết, và người mua phải trả tiền. Nên tui lại phải còm cho cái này. Họ phải làm sao mà 1 bịch tui co1 thể dc phép cho vào nhiều loại rau cùng giá nếu dc. Vì tui mua 10 loại rau, buộc phải dùng 10 cách bịch thì tui cũng không vui vẻ cho túi tiền và cho cả những cây bắp bị gặt hái làm bịch. Mừng ở chỗ, mình không mua rau tại siêu thị, mà mua rau tại 1 tiệm bán rau lớn, giá cả thường đồng nhất, ví như 1.50 Euro thường dc áp dụng cho nhiều loại rau củ. và mình dc phép cho tất cả chúng nó lại vào 1 túi, có hôm mình còn không dùng túi, mình cho hẳn vào xe đẩy, họ cân hết tính tiền xong thì mình cho vào giỏ đi chợ để tiết kiệm túi). Tuy nhiên, vẫn "than" ở đây, vì có lẽ họ nên làm cho nó hợp lý hơn việc dùng túi khi mua rau. 
Thế là bịch ni lông trở nên khan hiếm héng! :p 
Chính phủ lại phát mỗi hộ dân 1 cái thẻ điện tử nhìn y như thẻ credit card. họ đặt cái thùng rác dành cho rác KHÔNG PHÂN LOẠI có nắp điện tử. Để ai mà vất rác chung hết vào với nhau lười phân loại thì cái thẻ từ phát hiện ra hộ nào, và họ cứ đánh thuế lên cái nhà đó cao hơn. Khi vất rác, dỹ nhiên phải có cái thẻ thì thùng rác mới chịu mở :) tới thời điểm này gần khu nhà mình, thì mình thấy người dân chấp hình nghiêm túc, rác hữu cơ dc phân loại tốt, plastic, giấy cũng vậy. NHƯNG có 1 số nơi, người quá vô ý thức, họ biết họ vất rác vô thùng không phân loại sẽ trả tiền bỏ mạng tiền rác ở Ý mắc nha, so với giá bình quân chi trả cho ăn mặc, điện nước, nên họ vất rác bừa vào các thùng rác plastic, giấy, ... Ôi, tôi nản lắm!! 
Bây giờ thì tôi hiểu tại sao ở đức, Anh,1 số nước khác và 1 số thành phố khác tại Ý họ còn không cho thùng rác, mà họ cho người đến thu nhặt ngay tại nhà dân. và chia ngày. ví như: thứ 2 hàng tuần rác plastic, thứ 2 rác giấy, thứ 4 rác organic, thứ 5 rác không phân loại, ... để ai mà vất bừa thì cũng thua thôi, vì chả có chỗ mà vất, mang bậy bạ rác không phân loại vô ngày thu gọm plastic thì người ta không lấy, cho ôm nguyên cục rác trong nhà luôn cho biết tay. Việc thu gom này rất cực cho nhà nước, và cả người dân. Vì nhà mình, ngày nào cũng 1 bịch to plastic và organic. Nếu 1 tuần họ lấy có 1, 2 lần thì chắc phải nới bếp ra để chứa rác! :( Mùa hè mà ko vất rác hàng ngày sẽ hôi um lên. :( Thế nên, việc thiếu ý thức của nhiều người chắc chắn sẽ buộc chính phủ làm biện pháp này, cực cho những người chăm phân loại rác, và tiêu tốn rất nhiều tiền thuế để chỉ "kiểm tra" những người ở bẩn môi trường này. 
Mỗi người chịu khó 1 tý, thì sẽ dễ dàng cho nhau hơn nhiều. VÀ tiết kiệm chi phí, thay vì dùng tiền đó đi nhặt rác, chính phủ có thể dùng tiền đấy cho trường học, thư viện, công viên sạch đẹp cho trẻ con, ... 

Vất rác nhiêu khê khiếp nhỉ! 

hồi con bé, thấy 1 gia đình có 2 anh con trai, hàng ngày đi thu gom rác. 
2 năm sau về, 2 anh ấy đã là những người đàn ông trường thành, và ... tiếp tục nghề của ba mẹ. và xe rác cũng không hiện đại thoải mái như ở Ý. :( nhưng thấy anh đi lấy rác 1 mình, không có con nhỏ đi phụ. Chắc là chúng đã được đi học. :) Không có ý nói nghề này là bần hàn, chỉ muốn nói mong các em ấy có cơ hội để dc chọn nghề mình muốn, thay vì "nghề chọn người" từ khi còn quá bé như cha của chúng. Mình nhớ 2 anh đi thu rác với bố mẹ khi 7, 8 tuổi gì đó. Nhỏ lắm! hơn Quậy có 1, 2 tuổi chứ mấy! :( 

Nhận xét

Các bài đọc được yêu thích nhất