Làm bánh mỳ bé xíu xiu cho món bánh mỳ cay Hải Phòng
Bánh mỳ cay Hải Phòng có kích cỡ chiều ngang bé xíu xiu, chiều dài thì tầm 17-20 cm gì đó, nghe bạn bè nói thôi, chứ mình chưa bao giờ thật sự ăn.
Trong bánh mỳ là pate, và tương ớt, vài cọng ngò. Nghe bảo ăn rất ngon, bên trong rỗng, bên ngoài giòn. Mình chế 1 cái bánh mỳ cho mình, nhưng ko rỗng dc như VN, cơ bản tại VN họ có phụ gia để làm Glutene trong bột nở hết cỡ, bên mình chất này bị cấm. Tuy bánh mình khá đặc ruột, nhưng vẫn ngon thần sầu! ;D
Có điều mình nướng hơi non, nên bánh còn trắng, lần sau sẽ nướng cho vàng đều hơn. ;D
Nguyên liệu:
Cách làm:
Trong bánh mỳ là pate, và tương ớt, vài cọng ngò. Nghe bảo ăn rất ngon, bên trong rỗng, bên ngoài giòn. Mình chế 1 cái bánh mỳ cho mình, nhưng ko rỗng dc như VN, cơ bản tại VN họ có phụ gia để làm Glutene trong bột nở hết cỡ, bên mình chất này bị cấm. Tuy bánh mình khá đặc ruột, nhưng vẫn ngon thần sầu! ;D
Có điều mình nướng hơi non, nên bánh còn trắng, lần sau sẽ nướng cho vàng đều hơn. ;D
Nguyên liệu:
- 500 gr bột mỳ
- 250 gr nước ấm (nhiệt độ nước cực kỳ quan trọng, nước ấm sao cho tay nhúng vào cảm thấy ấm, chứ ko bỏng tay, vì nước quá nóng sẽ làm chết men, nếu quá lạnh, sẽ ko làm men kích hoạt).
- 1 teaspoon đường (đường/mật ong/kẹo mạch nha maltose có tác dụng giúp men nở tốt hơn).
- 1 nhúm xíu muối. (ngược lại với đường, muối làm men làm việc chậm, nếu cho muối trực tiếp vào men thì men sẽ hỏng, ko làm nở bột, do đó KHÔNG BAO GIỜ CHO MUỐI VÀO MEN TRỰC TIẾP).
- 2 tablespoon dầu ăn (chất béo chỉ có tác dụng vỗ béo bánh)
- 7 gr men bia khô hoặc 25 gr men tươi (men làm bánh mỳ). Trên lý thuyết 2 loại men này làm việc y nhau, nhưng men khô bảo quản dễ, kéo dài tuổi thọ trong khi men tươi thì có hạn dùng ngắn, và phải trữ trong tủ lạnh. men tươi CÓ THỂ TRỮ TRONG FREEZER TỦ ĐÔNG THỜI GIAN DÀI 1-1.5 THÁNG sau khi rã đông, men vẫn làm việc như thường. ;) Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình, mình thích dùng men tươi, mình có cảm giác nó làm việc nhanh và tốt hơn, thêm vào đó, men tươi ko cần thời gian kích hoạt lâu, trong khi men khô nếu ko được kích hoạt hiệu quả thì bánh nở chậm). Tại các hiệu bánh, họ chỉ sử dụng men tươi, ko dùng men khô vì các lý do trên.
Cách làm:
- *Nếu là men khô: Khuấy nước ấm cùng men và đường (lúc ày sẽ thấy men vẫn là những hạt li ti ko tan hẳn). Lấy giấy kính (cling film) đậy lại, chờ 3-5 phút sẽ thấy men nở có bọt mịn nổi lên như riêu cua), có nghĩa là men đã được kích hoạt.
- *Nếu là men tươi; Khuấy nước, đường và men cho đều.
- Trộn bột và muối trong 1 cái tô cho đều. Làm 1 cái lỗ ở giữa bột. Cho dầu ăn và nước vào. Dung nĩa khuấy đều cho bột, nước quyện nhau.
- Nhào bột cho thật mềm dẻo (mình nhào bằng tay, ít nhất là 12-15 phút). TẠo hình trái banh. Lấy dao cắt hình chữ thập lên mặt trái banh (việc này giúp bột nở tốt hơn). Dùng giấy kính đậy kín, cho nghỉ 1.5-2 tiếng (tùy nhiệt độ phòng), khi bột nở gấp đôi là Ok. Ai ở châu âu mùa đông lạnh, có thể bật lò medium trong 5 phút, tắt lò và cho bột vào ủ.
- Khi bột đã nở, đấm xẹp bột, và tạo hình.
- Cắt bột thành các phần bằng nhau tầm 15 - 20 gr.
- Tạo hình trái banh, để bột nghỉ 5-7 phút
- dùng 2 tay lăn trái banh thành hình thuông dài, nghe bảo chiều ngang của bánh mỳ tầm 1.5 độ lớn của ngón tay giữa, và độ dài là tầm 17-20cm. lăn đến khi có độ dài mong muốn thì ngưng, cho lên chảo có giấy chống dính.
- Cho bột nở GẦN GẤP ĐÔI. Mang nướng 190 độ C, tầm 10 -15 phút, khi bánh vàng đều thì bắc ra.
- Dọn cùng pate, tương ớt và ngò.
Công thức các loại bánh mỳ khác, click links: http://hocnauancooking.blogspot.it/search/label/b%C3%A1nh%20m%E1%BB%B3
Nhận xét
Đăng nhận xét