Em bé lớp 1 của mẹ
Con gái mếu máo khóc, giọng đứt quãng nhỏ nhỏ, nước mắt lăn dài trên cái má phính nói với mẹ "làm sao con không cảm thấy cô đơn và xấu hổ được vì con là đứa chậm nhất lớp, mấy bạn đã ra ngoài chơi hết rồi con vẫn cặm cụi ngồi làm bài mamma ạ".
Mẹ thương em bé 6 tuổi của mẹ quá, nhưng mẹ không thể cảm nhận được nỗi đau giúp con, mẹ cũng không thể học được việc chấp nhận những áp lực đó và coi đó là những bước tiến để trưởng thành giúp con. Có những thứ, phải tự mình vượt qua và đứng lên không ai có thể giúp được mình con gái ạ.
Bố mẹ đã cố gắng hết sức trao cho con 6 năm đầu đời đầy tiếng cười, màu sắc cổ tích, không áp lực bài vở, không áp lực hơn thua. nhưng rồi ai ai cũng phải dần dần ra ngoài và học cách sống cuộc đời của mình. Việc bị thầy cô la rầy, cảm thấy thua thiệt, cô đơn là bình thường, là những việc chúng ta phải học cách vượt qua và chấp nhận.
Em bé của mẹ chậm nhất lớp, nhưng mẹ biết, cũng có 1 vài lý do xác đáng, vì em của mẹ muốn vẽ thật đẹp, muốn tô màu và cắt thủ công thật khéo, thành ra các bạn đã làm xong mà bạn vẫn vật lộn với đống "bài vở thủ công". một hôm khác, em bé của mẹ lại kể "con mệt khi cô giáo giảng bài mamma ơi, vì con đã biết đọc chữ rồi, mà cô cứ bắt con phải luyện chữ vowel (a,e, i, o, u), thế nên con nằm dài ra bàn và cô la con :( Mẹ đã cố không dạy con đọc hay viết gì, nhưng tự mình lượm lặt, nên bạn đã biết đọc khá rồi, nhưng đâu phải trẻ nào cũng có sở thích như em bé của mẹ, có bạn thật sự không biết mặt chữ, vì các em ấy thích những thứ khác, lẽ dỹ nhiên, đi học, cô giáo phải theo quy trình dạy các em như các thể các bạn chưa biết gì. Một hôm khác, bạn lại nói "con thích các bạn trong lớp, nên con thích nhìn các bạn và quên luôn làm bài". Mong con tập trung cao hơn 1 chút, dù mẹ biết, việc lơ là thì trẻ tuổi này ai cũng có. Bạn nói "cô nào cũng la con, do con chậm quá, con không hiểu ý cô". Mẹ bảo hay con cố, khi cô la, con cố nhớ và hiểu, hoặc hỏi lại cô muốn con làm gì và con làm theo?
Bạn buồn lắm, bạn nói bạn "cô đơn và xấu hổ" quá. :( mẹ chỉ có thể ôm bạn vào lòng và nói đi học ai ai cũng vậy, bây giờ mẹ lớn như vầy nhưng thi thoảng giáo sư vẫn phải góp ý để mẹ tiến bộ, ví như hôm nay ông bảo mẹ phải đến văn phòng ông để ông góp ý bài luận văn. mẹ biết bây giờ con vẫn cảm thấy khó chịu, mẹ không thể nói con là đừng cảm thấy như vậy, nhưng khi con buồn, con chỉ cần nhớ, mẹ cũng từng trải qua, và hiện tại mẹ vẫn phải trải qua các áp lực đó. con không có cô đơn đâu. :(
Tại sao người Ý vẫn muốn 6 năm đầu đời ko sách vở, ganh đua, 5 năm lớp 1 không có điểm, không có hạng trong lớp??
vì họ muốn tránh cho trẻ nhỏ những điều này.
NHƯNG dù có tránh 1 số điểm, thì khi bước vào guồng quay, những áp lực này là vẫn không tránh khỏi dc, áp lực bài vở, sự ganh đua ở 1 mức nào đó vẫn diễn ra. Chỉ mong diễn ra nhẹ nhàng để các con học dần cách thích nghi, mong các con không bỏ cuộc, quá áp lực đến mất ăn mất ngủ, đến nỗi 1 tuần không cười và khi nhắc đến lớp là mắt rưng rưng khóc. Mẹ thương em lắm, mẹ mong em sẽ vượt qua, cũng như mọi người đều phải vượt qua...
Mẹ thương em bé 6 tuổi của mẹ quá, nhưng mẹ không thể cảm nhận được nỗi đau giúp con, mẹ cũng không thể học được việc chấp nhận những áp lực đó và coi đó là những bước tiến để trưởng thành giúp con. Có những thứ, phải tự mình vượt qua và đứng lên không ai có thể giúp được mình con gái ạ.
Bố mẹ đã cố gắng hết sức trao cho con 6 năm đầu đời đầy tiếng cười, màu sắc cổ tích, không áp lực bài vở, không áp lực hơn thua. nhưng rồi ai ai cũng phải dần dần ra ngoài và học cách sống cuộc đời của mình. Việc bị thầy cô la rầy, cảm thấy thua thiệt, cô đơn là bình thường, là những việc chúng ta phải học cách vượt qua và chấp nhận.
Em bé của mẹ chậm nhất lớp, nhưng mẹ biết, cũng có 1 vài lý do xác đáng, vì em của mẹ muốn vẽ thật đẹp, muốn tô màu và cắt thủ công thật khéo, thành ra các bạn đã làm xong mà bạn vẫn vật lộn với đống "bài vở thủ công". một hôm khác, em bé của mẹ lại kể "con mệt khi cô giáo giảng bài mamma ơi, vì con đã biết đọc chữ rồi, mà cô cứ bắt con phải luyện chữ vowel (a,e, i, o, u), thế nên con nằm dài ra bàn và cô la con :( Mẹ đã cố không dạy con đọc hay viết gì, nhưng tự mình lượm lặt, nên bạn đã biết đọc khá rồi, nhưng đâu phải trẻ nào cũng có sở thích như em bé của mẹ, có bạn thật sự không biết mặt chữ, vì các em ấy thích những thứ khác, lẽ dỹ nhiên, đi học, cô giáo phải theo quy trình dạy các em như các thể các bạn chưa biết gì. Một hôm khác, bạn lại nói "con thích các bạn trong lớp, nên con thích nhìn các bạn và quên luôn làm bài". Mong con tập trung cao hơn 1 chút, dù mẹ biết, việc lơ là thì trẻ tuổi này ai cũng có. Bạn nói "cô nào cũng la con, do con chậm quá, con không hiểu ý cô". Mẹ bảo hay con cố, khi cô la, con cố nhớ và hiểu, hoặc hỏi lại cô muốn con làm gì và con làm theo?
Bạn buồn lắm, bạn nói bạn "cô đơn và xấu hổ" quá. :( mẹ chỉ có thể ôm bạn vào lòng và nói đi học ai ai cũng vậy, bây giờ mẹ lớn như vầy nhưng thi thoảng giáo sư vẫn phải góp ý để mẹ tiến bộ, ví như hôm nay ông bảo mẹ phải đến văn phòng ông để ông góp ý bài luận văn. mẹ biết bây giờ con vẫn cảm thấy khó chịu, mẹ không thể nói con là đừng cảm thấy như vậy, nhưng khi con buồn, con chỉ cần nhớ, mẹ cũng từng trải qua, và hiện tại mẹ vẫn phải trải qua các áp lực đó. con không có cô đơn đâu. :(
Tại sao người Ý vẫn muốn 6 năm đầu đời ko sách vở, ganh đua, 5 năm lớp 1 không có điểm, không có hạng trong lớp??
vì họ muốn tránh cho trẻ nhỏ những điều này.
NHƯNG dù có tránh 1 số điểm, thì khi bước vào guồng quay, những áp lực này là vẫn không tránh khỏi dc, áp lực bài vở, sự ganh đua ở 1 mức nào đó vẫn diễn ra. Chỉ mong diễn ra nhẹ nhàng để các con học dần cách thích nghi, mong các con không bỏ cuộc, quá áp lực đến mất ăn mất ngủ, đến nỗi 1 tuần không cười và khi nhắc đến lớp là mắt rưng rưng khóc. Mẹ thương em lắm, mẹ mong em sẽ vượt qua, cũng như mọi người đều phải vượt qua...
:(
Trả lờiXóa