cái sự học và linh tinh :)

Tuần này và tuần sau bận quá má ơi! riết sống theo tuần, tuần nào trôi qua cũng thở phào rồi lao đầu vào tuần mới! hụ hụ!! 
mà kỳ cục, ngồi học có làm gì đâu mà mệt dữ thần? thật sự cứ sau 4 giờ học là mệt nhoài, mà ngồi đó chỉ take note chứ prof mới là người phải làm việc, sinh viên có làm gì đâu! thế mà ngày nào về nhà xong cũng xiểng liểng??!!! có ngày học những 8 tiếng, nhưng có 2 tiếng trống, chả lẽ chạy về, nên ở lại trường luôn, suy ra 10 tiếng. ;( Thảm! Chắc già cả rồi nên dễ mệt? mà ý là gym giếc, yoga, meditation cũng "dữ dội" đó nha! Gym partner challenge tui slow yoga cho calm người dễ ngủ, nên tối nào cũng mò ra làm chứ mắc công thua bả sao! :p mình còn giỏi hơn nữa là mình "cai cellphone trước giờ ngủ", trước kia cầm cellphone đọc báo linh tinh, bây giờ bỏ cell qua bên, chỉ có sách thôi. :D Đang đọc một cuốn sách hay, tựa là a wrikle in time - ủa, giờ mới biết genre của sách này là fantasy dành cho thiếu nhi! hahahha!! chắc mới đọc, chưa vô fantasy world. :D dù có nhận ra 1 số yếu tố kỳ quặc :p fantasy hoăc fairy tale có phải là sách cho thiếu nhi ko? nhiều người lầm tưởng, nhưng bản chất cái genre ko dành cho thiếu nhi, nhưng tác giả thường dùng genre này đặc biệt viết cho thiếu nhi vì có lẽ trẻ con dễ dàng vào thế giới tưởng tượng hơn là người lớn, chúng enjoy nhanh. Chứ trên thực tế, fantasy là 1 kiểu genre thâm sâu, mang nhiều hàm ý, và simbol, ko phải trẻ con nào hiểu dc trừ khi tác giả họ cố tính lược bỏ các yếu tố sophisticated và tựu trung chủ yếu vô giải trí (cái này thì chắc áp dụng cho mọi loại genre?) :p từ khi học về genre fantasy thì mình ít "bĩu môi" chê hơn. Như loạt sách của Tolkien the hobbit này nọ rất hay và thâm thúy chẳng hạn :) Thích! ko thích thuần túy như Agartha Christie, nhưng thích kiểu khác. 

mấy hôm nay học văn học tây ban nha, về phần text và tác giả thì học thời Barocco, thế kỷ 17, khó nhằn, vì cơ bản nó cũng khá xa thực tại, nên cách suy nghĩ của thế hệ trước và mình cũng khác rồi, nên người học (hay người đọc) phải trang bị thêm kiến thức lịch sử, văn hóa mới hiểu dc cái hay của văn học. Prof mình giỏi quá, ông thừa biết như vậy, nên dành rất lớn thời gian giải thích, mà trộn lẫn rất nhiều quan điểm hiện đại, dùng dan brown, harry potter, 50 shades of grey, hoặc quentin tarantino để giải thích lý thuyết. Hay ơi là hay. Ngoài ra, ông dùng rất nhiều nghệ thuật hội họa để giải thích văn hóa, và style. Mê mẩn! ngồi học cứ há hốc mồm ra! Tại sao quan điểm hiện đại vẫn áp dụng dc cho bài học thế kỷ 17? vì 1 cuốn sách được vào 1 litterary canon là nó đã thách thức được thời gian, và các bài học, hoặc cái giá trị văn chương, văn hóa, nghệ thuật của nó luôn luôn đúng ở bất cứ lúc nào, cho dù hoàn cảnh hay cái context là cũ, nhưng bài học thì luôn luôn đúng. Lấy ví dụ cuốn 

Narrative of the Life of Frederick Douglass, cuốn này công nhận recent hơn, nhưng đề tài slave thì distintive và cũ, ko phải daily life để lặp lại như thời nô lệ châu mỹ. tuy nhiên bài học, cách nhìn nhận của ông về con người, về morality và về education vẫn luôn đúng. đây là 1 trong các điểm mấu chốt để 1 cuốn sách dc chọn đưa vào hạng mục sách để học :) thay vì sách giải trí và ko ai phân tích từ năm này qua năm nọ, từ thế kỷ này qua thế kỷ nọ. Đang ngồi dc "khai sáng" 1 bức tranh nổi tiếng, quá nhiều "code" kiểu như trong tiểu thuyết da vinci code, vì nhìn vào chả thấy ăn nhập và hiểu gì, vì tác giả dùng simbols, ai ko biết mấy cái này thì thua thôi. thì đại sư phụ trưởng khoa vô (ôi, prof này thông thái còn hơn từ wikipedia! sợ luôn!), ổng vô thấy nên ổng giải thích thêm vài cái nữa mà nhức hết não (nội cái ngăn kéo mở ra cũng có 1 ý nghĩa sâu sa khủng khiếp! ghê quá!). 


hôm nọ email cho prof ở Anh, nói về shakespeare, ông đưa cho 1 link của BBC radio bảo interesting lắm, nghe thử đi! :) Và đưa 1 loạt link ổng nghĩ mình sẽ thích. lạy! nhiều khi mình nghĩ mấy ông prof chắc spend 24h cho việc "học". giải trí của ổng là đọc sách filosophy này nọ. mà mỗi lần ổng đọc sách giải trí kiểu J.K Rolland thì ổng phân tích dìm hàng bả tan nát. hahahaha!! :p chắc ổng quen viết research nên cầm cái gì vào cũng phân tích, ngay cả sách đọc 1 lần rồi thôi. :p  


mình thấy môi trường đại học là môi trường hay nhất để làm việc :D nhưng thấy workload của giáo sư bên đây thì cũng hãi. Họ học suốt và hàng năm phải đảm bảo viết bao nhiêu bài research, ko thôi, mất title professor (professor là 1 title cách 4 năm họ phải review lại 1 lần, và có workload cho nó) rồi chưa kể lên lớp, cho sinh viên thi 1 năm ít nhất 6 lần gì đó ... từ master cho tới PhD là 1 hành trình dài. Mà từ PhD tới professor thì ... vì PhD dc quyền ngưng học sau khi có title, professor thì ko! :) còn 1 tháng nữa là có thể tự vỗ ngực khoe mình đang học master nha :p (với 1 số người master là thường thôi, nhưng với tui nó rất bự, ước mơ từ năm 19 tuổi, mà bây giờ 33 tuổi mới gần như dc bắt đầu.) :) ai cũng hỏi sao tui lúc nào cũng vui vẻ happy, vì goal của tui thường nhỏ nhỏ so với người khác, dễ đạt hơn, nên vui hoài :p riêng goal này bự, cảm trăm năm vẫn chưa đạt :( :p 


Tuần này và tuần sau làm part time nhiều. bận bịu. bạn cũng léo nhéo kêu đi cà phê tâm sự :) mong cho hết con trăng. :) rồi tìm part time khác :p Tuần này kêu 2 cha con kia qua nhà bà nội ăn tối mấy ngày, vì mình bận. :p 


Ko biết khi nào cái blog học nấu ăn này mới post bài "học nấu ăn" trở lại. Bận này nọ, nên chưa học dc món nào mới. :( 

Nhận xét

Các bài đọc được yêu thích nhất