kể chuyện nước Ý: hệ thống giáo dục Ý
Hôm nay đi chợ, nhưng hom nay đi chợ sung sướng hơn bình thường, vì từ khi đi học là tháng 10 năm ngoái tới hôm qua, mỗi lần đi chợ là lòng canh cánh nỗi lo "việc nước", mua gì cũng nhanh nhanh, về nhà làm gì cũng nhanh nhanh để còn học bài, còn đi học. Hôm nay chính thức nghỉ hè, nên ung dung thư thả mua và nhìn cho thật thích ... các loại rau củ, đồ ăn, hé hé!! Nói chứ mình có vài thứ phải làm như giấy tờ, và học toefl, học vài câu tiếng Đức, nhưng sẽ thư thả hết tuần này rồi mới vô guồng máy, đang dự định cố gắng mỗi tuần chí ít ôn toefl dc 2 ngày, mỗi ngày 4 tiếng. :) Ko biết tới cuối tháng 9 có đủ tự tin thi toefl ko, nói thật ra nếu thi toefl vài chục Euro thì cũng ko đến nỗi học man rợ, nhưng thi Toefl hơn 200, nên phải ôn thi coi sao mà có thể tự tin điểm cao cao. ko thôi tốn tiền lắm, chưa kể tiền đó mình ko làm ra. ;(
Hôm nay dự định nấu món bánh ngọt, bánh mỳ, 1 món thịt để thết anh em nhà thằng đệ và con Svit, thật ra con Svit cực nhất, vì nó phải đi chợ rồi bưng mọi thứ qua nhà chị và dạy chị nấu :p Thằng đệ khỏe nhất, nó chỉ phải chạy đi mua đồ ăn sẵn thôi. Nó nhất định mang đồ ăn chứ ko chịu đi tay không, chiều nó vậy. Tính nó rất xởi lởi và chịu chi với bạn bè, nhưng nó tuyệt nhiên ko chịu nhận của ai thứ gì, nên khi nó mở lời nhờ mình giúp đỡ thì chắc chắn nó cũng phải "thân" với mình lắm mới nhờ.
Thi xong, chị khen nó rối rít là nó dạy học rất giỏi, nó cứ bảo đó là niềm hân hạnh của nó, rằng chị chăm nên nó ko giúp thì cũng đậu, nhưng thật ra, ko có người giảng giúp là 1 điều khó khăn, ai nói tự học sách cũng dc thì mình nói thẳng, mình đồng ý việc tự học quan trọng, nhưng có những thứ, nếu có người giảng thì sẽ giúp bạn tiết kiệm được 1 ĐỐNG THỜI GIAN thay vì tự mày mò. Năm sau nó đi du học 6 tháng, ko biết tìm dc ai học nhóm chung ko, vì mình thích học nhóm, chính ra thì học nhóm ko thể chia trí, học là học đúng nghĩa chứ ko phải vừa học vừa chui lên mạng. hic! :(
Vừa mới đọc dc 1 bài báo rất hay ho của Ý. Trước hết mình lại giới thiệu sơ lược về hệ thống giáo dục cấp tiểu học, trung học và trung học cấp 3.
Tại Ý, 6 tuổi vô lớp 1 như VN, học tiểu học 5 năm. 5 năm này, tùy trường, nhưng đa số là học chơi, ko có điểm số, ko có kỳ thi nào.
Cấp 2 học 3 năm thay vì 4 năm như ở VN. Cái này là bắt đầu vô guồng, và nếu em nào học trường tiểu học xèng , cho chơi quá nhiều, thì khi vào cấp 2 sẽ bị giật mình, vì chúng bắt học lao tâm khổ tứ và chương trình học nặng, vì học 6 ngày 1 tuần, 8h vô lớp và 2h trưa mới về nhà, mình vẫn chưa hiểu dc tại sao nó chọn cái giờ như vậy cho trẻ đang tuổi ăn ngủ, vì chính ra là gần như "nhảy" bữa trưa, coon cháu mình 2h30 mới lết dc mặt mốc về nhà, đói nên ăn như hạm, và ăn bất cứ thứ gì trong tầm mắt! nếu ai nhà chuẩn bị đồ ăn đàng hoàng ko nói, chứ nhào nào ko rảnh, thì đói như vậy chỉ có thể ăn carb và chất béo - 2 thứ ít làm nên dc tích sự gì cho sức khỏe! ;(
Cấp 3 học 5 năm thay vì 3 năm như ở VN, nghĩa là chương trình học tại Ý là tổng cộng 13 năm chứ ko phải 12 năm. Chương trình cấp 3 tại Ý cực kỳ nặng, và nó gọi bằng hết cấp 3 là maturita - và tương đương như 1 bằng dạy nghề hoặc bằng Colleage - hệ cao đẳng của VN. Nghĩa là khi vào cấp 3, chúng nó phải biết chọn ngành nghề cho bản thân, đứa nào muốn kiếm tiền liền, chọn những trường cấp 3 dạy nghề khách sạn, du lịch (có thực tập, trường có bếp, có phòng mở tiệc, có phòng cắm hoa, ...), hoặc học trường làm thợ ống nước, thợ điện, ... đứa nào có ý định lên đại học, thì chọn trường dạy ngoại ngữ, kinh tế (làm thư ký,...) hoặc trường science dạy nhồi toán lý hóa để thi vô trường đại học Y, ... Cho nên trẻ con bên đây, phải biết và định hình sớm công việc. Tuy nhiên, dù chúng học trường gì, thì sau khi tốt nghiệp, chúng vẫn có khả năng vào đại học, có điều các nganh "danh giá" như: bác sỹ, kỹ sư, thì phải thi đầu vào, các ngành "bèo" như ngôn ngữ, kinh tế thì không phải thi. Túm lại, tấm bằng maturita ở Ý là 1 tấm bằng "có giá" và ko thể đánh đồng nó với bằng cấp 3 của VN. Khi mình mới qua, mình bĩu môi tại sao bọn này nó ít học đại học và bằng cấp 3 thì làm ăn dc gì, nhưng chính ra tấm bằng cấp 3 của nó ko đơn thuần là bằng học 12 năm toàn chữ và nhí nhố. :) Nhưng nói thật, trường đại học Ý rất danh giá (thì cứ tưởng tượng, cấp 3 đã thế thì đại học chúng nó mài dũa con người thế nào), nếu ai chăm và chịu học, thì đảm bảo sẽ ko phải là "xoàng xĩnh" nếu có bằng đại học, nhưng riêng những đứa chỉ cần 1 cái bằng là dc, thì cũng sẽ chẳng học gì, và dù tốt nghiep đại học cũng chỉ có thể làm những công việc của 1 đứa có maturita (nghĩa là skill ít, ví như học ngoại ngữ mà nói tiếng anh kém, tiếng TBN cũng chỉ ở mức giao tiếp bình thường chứ ko thể viết dc cái gì ra hồn). mà ở đâu chả vậy, việc gì chả vậy?? kiến thức là do chính bản thân họ tự "earn" khổ luyện mà kiếm dc, nếu "đầu tư" ít, thì chỉ có nhiêu thế, dù cho ôm cái bằng gì đi nữa. :p
Bây giờ mình trở lại bài báo mình đọc hồi nãy. Gia đình 3 người, bố 53, vợ 45, con 18 tất cả đều đi thi tốt nghiệp cấp 3 maturita. Chuyện là 2 vợ chồng ko có điều kiện học cấp 3, phải đi làm công nhân sớm, bây giờ thư thái hơn, chồng nói "thôi em nên học cấp 3 xem có gì vui hơn và có cơ hội hơn ko?" - "ôi, ông điên hả?" - "ko, nói thật mà! nếu em đi học anh sẽ ko để em 1 mình, anh cũng học chung luôn!" thế là 2 vợ chồng cắp sách đi học lớp ban đêm 4 năm (lớp ban đêm học 4 năm thay vì 5 năm, và học mỗi ngày có 4 tiếng thay vì 6 tiếng như chính quy). Và cuối cùng là cả nhà 3 mạng đi thi cấp 3 chung với nhau, hình cả nhà ôn thi maturita đầy sách vở là sách vở. hahahhaha!! tếu quá! :)
Học ko bao giờ là quá thừa, và cũng ko bao giờ là quá trễ! :)
nhưng càng học lại càng thấy mình dốt và lại càng phải học, luẩn quẩn quá bà con ạ! ;(
Hôm nay dự định nấu món bánh ngọt, bánh mỳ, 1 món thịt để thết anh em nhà thằng đệ và con Svit, thật ra con Svit cực nhất, vì nó phải đi chợ rồi bưng mọi thứ qua nhà chị và dạy chị nấu :p Thằng đệ khỏe nhất, nó chỉ phải chạy đi mua đồ ăn sẵn thôi. Nó nhất định mang đồ ăn chứ ko chịu đi tay không, chiều nó vậy. Tính nó rất xởi lởi và chịu chi với bạn bè, nhưng nó tuyệt nhiên ko chịu nhận của ai thứ gì, nên khi nó mở lời nhờ mình giúp đỡ thì chắc chắn nó cũng phải "thân" với mình lắm mới nhờ.
Thi xong, chị khen nó rối rít là nó dạy học rất giỏi, nó cứ bảo đó là niềm hân hạnh của nó, rằng chị chăm nên nó ko giúp thì cũng đậu, nhưng thật ra, ko có người giảng giúp là 1 điều khó khăn, ai nói tự học sách cũng dc thì mình nói thẳng, mình đồng ý việc tự học quan trọng, nhưng có những thứ, nếu có người giảng thì sẽ giúp bạn tiết kiệm được 1 ĐỐNG THỜI GIAN thay vì tự mày mò. Năm sau nó đi du học 6 tháng, ko biết tìm dc ai học nhóm chung ko, vì mình thích học nhóm, chính ra thì học nhóm ko thể chia trí, học là học đúng nghĩa chứ ko phải vừa học vừa chui lên mạng. hic! :(
Vừa mới đọc dc 1 bài báo rất hay ho của Ý. Trước hết mình lại giới thiệu sơ lược về hệ thống giáo dục cấp tiểu học, trung học và trung học cấp 3.
Tại Ý, 6 tuổi vô lớp 1 như VN, học tiểu học 5 năm. 5 năm này, tùy trường, nhưng đa số là học chơi, ko có điểm số, ko có kỳ thi nào.
Cấp 2 học 3 năm thay vì 4 năm như ở VN. Cái này là bắt đầu vô guồng, và nếu em nào học trường tiểu học xèng , cho chơi quá nhiều, thì khi vào cấp 2 sẽ bị giật mình, vì chúng bắt học lao tâm khổ tứ và chương trình học nặng, vì học 6 ngày 1 tuần, 8h vô lớp và 2h trưa mới về nhà, mình vẫn chưa hiểu dc tại sao nó chọn cái giờ như vậy cho trẻ đang tuổi ăn ngủ, vì chính ra là gần như "nhảy" bữa trưa, coon cháu mình 2h30 mới lết dc mặt mốc về nhà, đói nên ăn như hạm, và ăn bất cứ thứ gì trong tầm mắt! nếu ai nhà chuẩn bị đồ ăn đàng hoàng ko nói, chứ nhào nào ko rảnh, thì đói như vậy chỉ có thể ăn carb và chất béo - 2 thứ ít làm nên dc tích sự gì cho sức khỏe! ;(
Cấp 3 học 5 năm thay vì 3 năm như ở VN, nghĩa là chương trình học tại Ý là tổng cộng 13 năm chứ ko phải 12 năm. Chương trình cấp 3 tại Ý cực kỳ nặng, và nó gọi bằng hết cấp 3 là maturita - và tương đương như 1 bằng dạy nghề hoặc bằng Colleage - hệ cao đẳng của VN. Nghĩa là khi vào cấp 3, chúng nó phải biết chọn ngành nghề cho bản thân, đứa nào muốn kiếm tiền liền, chọn những trường cấp 3 dạy nghề khách sạn, du lịch (có thực tập, trường có bếp, có phòng mở tiệc, có phòng cắm hoa, ...), hoặc học trường làm thợ ống nước, thợ điện, ... đứa nào có ý định lên đại học, thì chọn trường dạy ngoại ngữ, kinh tế (làm thư ký,...) hoặc trường science dạy nhồi toán lý hóa để thi vô trường đại học Y, ... Cho nên trẻ con bên đây, phải biết và định hình sớm công việc. Tuy nhiên, dù chúng học trường gì, thì sau khi tốt nghiệp, chúng vẫn có khả năng vào đại học, có điều các nganh "danh giá" như: bác sỹ, kỹ sư, thì phải thi đầu vào, các ngành "bèo" như ngôn ngữ, kinh tế thì không phải thi. Túm lại, tấm bằng maturita ở Ý là 1 tấm bằng "có giá" và ko thể đánh đồng nó với bằng cấp 3 của VN. Khi mình mới qua, mình bĩu môi tại sao bọn này nó ít học đại học và bằng cấp 3 thì làm ăn dc gì, nhưng chính ra tấm bằng cấp 3 của nó ko đơn thuần là bằng học 12 năm toàn chữ và nhí nhố. :) Nhưng nói thật, trường đại học Ý rất danh giá (thì cứ tưởng tượng, cấp 3 đã thế thì đại học chúng nó mài dũa con người thế nào), nếu ai chăm và chịu học, thì đảm bảo sẽ ko phải là "xoàng xĩnh" nếu có bằng đại học, nhưng riêng những đứa chỉ cần 1 cái bằng là dc, thì cũng sẽ chẳng học gì, và dù tốt nghiep đại học cũng chỉ có thể làm những công việc của 1 đứa có maturita (nghĩa là skill ít, ví như học ngoại ngữ mà nói tiếng anh kém, tiếng TBN cũng chỉ ở mức giao tiếp bình thường chứ ko thể viết dc cái gì ra hồn). mà ở đâu chả vậy, việc gì chả vậy?? kiến thức là do chính bản thân họ tự "earn" khổ luyện mà kiếm dc, nếu "đầu tư" ít, thì chỉ có nhiêu thế, dù cho ôm cái bằng gì đi nữa. :p
Bây giờ mình trở lại bài báo mình đọc hồi nãy. Gia đình 3 người, bố 53, vợ 45, con 18 tất cả đều đi thi tốt nghiệp cấp 3 maturita. Chuyện là 2 vợ chồng ko có điều kiện học cấp 3, phải đi làm công nhân sớm, bây giờ thư thái hơn, chồng nói "thôi em nên học cấp 3 xem có gì vui hơn và có cơ hội hơn ko?" - "ôi, ông điên hả?" - "ko, nói thật mà! nếu em đi học anh sẽ ko để em 1 mình, anh cũng học chung luôn!" thế là 2 vợ chồng cắp sách đi học lớp ban đêm 4 năm (lớp ban đêm học 4 năm thay vì 5 năm, và học mỗi ngày có 4 tiếng thay vì 6 tiếng như chính quy). Và cuối cùng là cả nhà 3 mạng đi thi cấp 3 chung với nhau, hình cả nhà ôn thi maturita đầy sách vở là sách vở. hahahhaha!! tếu quá! :)
Học ko bao giờ là quá thừa, và cũng ko bao giờ là quá trễ! :)
nhưng càng học lại càng thấy mình dốt và lại càng phải học, luẩn quẩn quá bà con ạ! ;(
Nhận xét
Đăng nhận xét