Những nỗi sợ




1) Mình nghĩ lần run sợ đầu tiên mà tới giờ mình vẫn nhớ đó là mình chạy nhảy trong nhà thờ, khi đó mình mới có 4, 5 tuổi. Mình bị cha xuỵt 1 cái, mình sợ quá mình ... lủi luôn. Nhưng khi về nhà thì mình sợ ơi là sợ. Vì mình biết mình sẽ lại gặp cha xứ, và cha thì hình như nhớ mặt mình. Sau 1 hồi cân nhắc và có sự tư vấn của cô và các chị thì mình chịu là ngày hôm sau mình sẽ đi xin lỗi. từ cái lúc quyết định đó, mất ăn mất ngủ, sợ kinh lắm. đối mặt với nỗi sợ và chấp nhận mình đã sai 1 cách đường đường chính chính nó khó quá các bạn ạ! Nhưng hôm sau mình lấy hết can đảm, mình đi xin lỗi thật. Chả bị gì cả, mà mình còn dc khen là ngoan. hí hí!! Sau hôm đó, mình thấy nhận lỗi không có gì là quá khó khăn. 😁😅

2) Lần thứ 2 mình kinh hãi khủng khiếp là lần đầu tiên đi phỏng vấn xin việc tại Sheraton. Lần phỏng vấn đầu tiên trong cuộc đời, khi đó mình gần 19 tuổi. chỉ cần đứng từ xa, nhìn 1 nơi quá nguy nga, lộng lẫy, thì 1 đứa sống xóm chợ như mình đã cảm thấy quá mức bối rối và ... cơ địa cứ run cầm cập lên kiểu như người trong ấy sẽ khinh khi, dè bỉu hay chà đạp mình ghê lắm. Đi vào trong thì ... càng hãi! nó im ru bà rù, nhạc êm dịu, 1 mùi thơm dễ chịu. (Sheraton và các hotel lớn luôn luôn có 1 mùi thơm để tạo hiệu ứng cho khách). Mọi người thì đi nhẹ nói khẽ, làm mình thật sự rón ra rón rén y như là ăn trộm. Mình nghĩ cảnh tượng của mình khi ấy chắc cứ như là người làm việc gì sai trái dữ lắm và sợ bị phát hiện. Vô được phòng phỏng vấn, thấy 2 anh to cao, nhìn cool ngầu điên đảo, nói tiếng anh búa lua xua nữa chứ. nhìn áo vest quần là lượt của họ, tự dưng ngồi vân vê cái vạt áo trên cái quần jeans của mình. (dù khi đó, mình đã mặc 1 bộ đồ vía của mình hẳn hoi). Sau vòng phỏng vấn đó, không biết mấy anh từng phỏng vấn ai rồi, nhưng mấy anh nhận ngay và luôn, và còn offer 1 công việc full time chứ không phải part time nữa. Mình nghĩ trên đường lái xe về nhà, mình có cảm giác như đang bay bổng trên những đám mây. Và thấy quá sức tự hào về bản thân, vì mình đã vượt qua cơn sợ hãi để có 1 buổi phỏng vấn kết quả ngoài mong đợi. cũng từ lần phỏng vấn đầu tiên đó, mình cảm thấy phỏng vấn không còn quá sức kinh khủng. Sau này lại còn ngươc lại, phải tự biết tiết chế và không nên quá tự tin phô phang khi đi phỏng vấn. 😂😅 

3) Hồi xưa mình du học Erasmus (sinh viên được gửi đi học ở nước khác trong khối EU) ở Portugal Bồ Đào Nha. khi mình vào hội trường mình rất shocked. Vì SV của 8 nước khối EU nói tiếng Anh còn hay hơn cả chính bản xứ! theo 1 cảm tính tự nhiên (nhưng hoàn toàn sai!) là mình nghĩ chắc họ "giỏi" kinh lắm. accent chuẩn như BBC, nói rào rào rào rào. Mình cảm thấy mình ... dốt. thật là kì lạ và kì quái. Sau đó bọn mình có 1 buổi thuyết trình trước rất nhiều giáo sư có tiếng của 8 trường đại học. mình thấy họ nói ra rả mình hãi lắm. chuẩn bị bài stressed tới độ mà người muốn bệnh luôn. ai cũng hỏi 2 tuần ở Portugal mình đi những đâu, mình chẳng đi đâu cả! mình chỉ ở trong phòng lo sợ và cố tạo ra 1 cái gì đó hay ho. Đến hôm thuyết trình, mình chuẩn bị nguyên đêm hôm trước. Tạo cho bài nói của mình có chiều sâu nhưng cũng tạo ra tiếng cười, vì môi trường học thuật thật sự chán! rất chán! họ ngồi nghe thuyết trình sau 6 tiếng là đã xiểng liểng, đừng nói 2 tuần đầy thuyết trình! Sau buổi hôm đó, mình cũng được vài giáo sư nhớ đến, và họ còn đến gặp mình sau đó và gửi nhiều lời comment rất tốt, làm mình phổng mũi ghê. VÀ mình cũng confirm luôn với bản thân, người ta có thể nói 1 ngôn ngữ tốt hơn cả bản xứ, bản xứ có thể nói tốt hơn Lâm drama. Nhưng họ chỉ tốt hơn mỗi khoản đó, phần nội dung và cách trình bày không nằm trong ngôn ngữ quá nhiều (nếu bạn đã nói tiếng đó rất ô kê rồi). VÀ từ đó trở đi, mình chưa bao giờ cảm thấy lép vế với bất cứ ai nói 1 ngôn ngữ nghe "đã tai" hơn mình. con bạn người anh của mình thi thoảng còn hỏi mình "nói cái này là chữ gì tao quên bà rồi" hay khi mình dùng 1 chữ chuyên ngành nào đó, chính nó là người hỏi mình đó nghĩa là gì. Mình trở nên rất tự tin khi dùng và dạy tiếng anh cho học sinh, và mình luôn nói tụi nó, ngôn ngữ, giọng accent thôi chưa đủ! phải có cả phần nội dung và các yếu tố khác! 

4) Lần kinh hãi thứ 4 là lần ở Ý này, mình phải lái xe 1 mình qua thành phố khác, cách nhà cả 70 cây số gặp 1 khách hàng Ý. cái này là 2 nỗi sợ gộp lại. vì mình chưa bao giờ lái xe 1 mình cách nhà 10 cây, nên đừng bảo đi qua 1 tp khác. nỗi sợ thứ 2 là tiếng Ý. Mình ở Ý này rất lâu, nhưng mình hầu như không sử dụng thứ tiếng này quá nhiều, trừ khi đi chợ mua rau củ các thứ. Vì mình không có nhu cầu xài nó. ở nhà có xem TV hay đọc sách thì cũng là tiếng anh. Nên tiếng Ý của mình thật sự chập cheng. Nên việc nói chuyện với khách hàng về business, về strategy, về phương thức mua bán của nhiều công ty, nhiều nước với nhau thật sự là ác mộng. Cả gần 1 tuần trước buổi đi hẹn, mình rất lo lắng. Không ăn không ngủ và tim cứ đập bịch bịch. Nhưng vẫn quyết định mình sẽ tự giác đi và ko muốn anh xã giúp đỡ. Muốn ăn thì phải tự lăn vào bếp. Làm sao có thể dựa dẫm vào người khác, đặc biệt, đây là 1 công việc, chứ không phải là đi mua sắm. Thế rồi mình cũng lóc cóc lái xe, cũng vào nói chuyện, đưa ra các ý kiến của mình cho mé khách hàng. và họ đã yêu cầu mình làm 2 projects cho họ. Sau buổi hôm đó, mình thấy nỗi sợ là thứ kinh khủng nhất. Nó làm lu mờ lí trí và mình trở thành 1 con người quá sức yếu kém. Yếu kém hơn những gì mình có khả năng thực hiện! Và mình đã ... hết sợ lái xe lẫn tiếng Ý. ơ, ô kê! mình sẽ lái xe thường xuyên hơn, đi đường thật dài, thật xa. Mình có thể sẽ chạy chậm hơn người khác, nhưng không sao cả. ai cũng có những bước đi đầu tiên! Và mình cũng vậy. Mình cũng không còn quá sợ tiếng Ý, ngược lại, mình nghĩ mình có thể dùng tốt tiếng này, mình chỉ cần cố gắng hơn! Sau hôm đó, mình không còn xem TV bằng tiếng anh nữa. Mình cũng không còn nói tiếng Anh với anh xã nữa. và mình chăm nói chuyện hoặc tham gia hội họp hơn để dùng tiếng Ý nhuần nhiễn hơn. Mình đã từng học tiếng ANh ở VN, không học với bản xứ (vì làm gì có tiềng ta ơi!!!! 😅) Nhưng mình vẫn nói, viết, và dùng tiếng Anh. thế bây giờ ở ngay trung tâm ngôn ngữ ấy, cớ gì mình không thể dùng tốt tiếng ấy. thế là mình bắt mình phải dùng và không được đưa ra các lí do lí trấu nhảm nhí nữa! 1 episode của bộ phim cold case, có 1 đoạn nhật kí của 1 người phụ nữ thời chiến tranh thế giới thứ 2, khi đàn ông đi đánh trận, các cô bác nội trợ chỉ cần làm bánh và ủi quần áo phải vào xưởng và lắp ráp xe hơi, linh kiện. Cô ghi rằng "ngày đầu tiên, khi chạm vào cái máy, khi cố phân biệt những con ốc vít, tôi cảm thấy cơ thể trở nên mệt mỏi, đau đớn, choáng váng, và tôi phải chạy ra ngoài để ói. Nhưng bây giờ tôi tự tin và hạnh phúc, vì cái xe trên đường được lắp ráp bởi chính bàn tay tôi, và tôi sẽ không bao giờ rời bỏ cái version mới của mình. Tôi yêu con người mới của tôi" Mình nghĩ đây là 1 episode đầy ý nghĩa! Ai cũng có những nỗi sợ hãi, để vượt qua nó, ai cũng có 1 cuộc chiến của riêng mình. Nếu bạn đang chiến đấu với 1 nỗi sợ, nên nhớ, ai ai cũng có và bạn luôn luôn có thể vượt qua nó! *Ảnh minh họa: Cold case - the factory girl

Nhận xét

Các bài đọc được yêu thích nhất