Đọc sách cho bé 3-6 tuổi
Đã có lần mình viết về đọc sách cho trẻ từ 0-3 tuổi, bây giờ mình sẽ viết thêm 1 mục nhỏ đọc sách cho bé từ 3-6 tuổi.
TRẻ 3-6 tuổi tại Ý không được học chữ, hoàn toàn KHÔNG HỌC CHỮ, vô trường chỉ làm thủ công, ca hát này nọ, chứ không được học, nhưng có được dạy tính logic, ngày tháng năm, v.v... Nếu trẻ nào không thích chữ, và nhà cũng không dạy, thì 6 tuổi chỉ đếm được từ 1-20 là bình thường :D chả sao cả, vô lớp 1 học. Tại Ý, họ không khuyến khích dạy con học chữ trước khi vào lớp 1. trước kia có 1 số trường tư có lôi bọn nhỏ 5 tuổi học chữ, chương trình rất giống cách dạy chữ của lớp 1, nhưng năm nay thì hầu như các trường này đều bỏ bước này vì nhiều bậc phụ huynh và cả giáo viên cho rằng việc này là dư thừa, hay nói chính ra nó còn làm ảnh hưởng đến sức học và cả cách nhìn nhận của trẻ về việc "đi học".
1) Trẻ biết đọc, viết rồi, vô lớp học lại y như vậy, nó sẽ chán, và cảm thấy đến trường chả có gì vui, đi học cũng bình thường thôi, không cần phải cố gắng gì cả.
2) Tước đi sự hứng khởi của trẻ khi đi học chữ, việc chuyển tiếp từ nhà trẻ vô lớp 1 là việc trẻ có được "sức mạnh" của việc đọc và viết. Nếu nó đã biết rồi, thì vô lớp 1 cũng có khác gì đi nhà trẻ??
3) 6 năm đầu đời là 6 năm thần tiên, không phải làm bài tập, không phải hơn thua với chúng bạn, không phải xấu hổ nếu chậm hơn, viết chữ xấu hơn. Nếu bắt trẻ phải chịu 1 trong những vấn đề trên, cha mẹ đã tước đi tuổi thần tiên của trẻ. Trước kia mình nghĩ ở đây họ quá lười! nhưng bây giờ mình nghĩ lại, con mình nó học trễ hơn 1 năm so với con nguoi ta thì không có nghĩa là nó "ngu" hơn, nếu mình dạy nó đọc lúc 4,5 tuổi, thì cũng không thể giúp nó trở thành 1 thiên tài như ông Da Vinci. Mình đã thấy bọn trẻ 6 tuổi đi học, về nhà cắm đầu làm bài tập, bài ít thôi, dễ thôi, nhưng nó đã bắt đầu phải có "trách nhiệm", ko làm hết bài tập thì không được chơi. đây là 1 áp lực RẤT LỚN cho trẻ 6 tuổi, 7 tuổi. Ngoài ra học chữ đòi hỏi ở trẻ tính tập trung rất cao, và điều này rất mệt đối với chúng nó. Do đó, mình nghĩ nếu chơi dc thì cứ chơi. :) Riêng o VN, chương trình bộ giáo dục thì đằng a, cô giáo và các trường dạy theo đằng B, lớp 1 phải dạy y như nhau, đứa nào biết đọc viết rồi thì phải ngồi đấy, chờ những bạn chưa biết, nếu giỏi vậy thì cho học lớp 2, 3 đi, chứ sao bắt tụi chưa từng đi học phải bơi theo những đứa trẻ khác, làm như vậy để làm gì?? điều này chỉ khuyến khích các bậc phụ huynh lo sợ, và họ BUỘC PHẢI TƯỚC ĐI TUỔI THƠ CỦA CON EM HỌ. Mình rất không đồng ý cách dạy này của phía VN.
Bây giờ mình nói cách đọc sách, con mình 5.5 tuổi, biết tự đánh vần tiếng Ý, rất chậm, mình không có dạy, trường cũng không có dạy, thi thoảng nó tò mò, hỏi chữ này đọc sao, mình đọc cho nó (và đánh vần), mưa dần thấm lâu hay sao mà 1,2 tháng nay, tự đọc và đánh vần 1 mình rồi. Cũng dừng lại ở đó, không có bài bản, 1 số âm phải dạy bằng cách giải thích vocal, consonant này nọ, ... thì mình không có dạy, cho nên 1 số từ trúc trắc có lúc đọc dc, có lúc không, nó không hỏi thì mình cũng không giải thích thêm.
3 tuổi, bạn đi học, trường có chương trình khuyến khích đọc sách, (trường bé tý, chỉ có 2 lớp học, mổi lớp 17 em, mà có cả thư viện), trong lớp có giá sách và có phòng thư viên riêng nữa. nên ở lớp cô cũng đọc sách cho nghe, thích thì lật sách ra coi hình 1 mình. mỗi tuần, phải mang 1 cuốn sách về nhà, phải "đọc", sau đó 1 tuần, mang trả, cô hỏi sách nói gì, ... rồi cô kêu ấn tượng cái nào thì vẽ ra đi. Hồi 3 tuổi vẽ xấu hoắc, vẽ xong, phải giải thích cái này là cái gì, cái gì, rồi cô ghi note lại, 5 tuổi thì vẽ giỏi lắm, vẽ action, 2 trang luôn, trang này nối tiếp trang kia luôn. chứ hồi 3 tuổi, nhìn vòng vèo, ngoằn ngòe chả hiểu mie gì! hahah! :p nhưng khi nó giải thích thì thấy hợp lý, và có tư duy cực kỳ nha!!! :)
Ở nhà thì mình cũng có giá sách, nhiều sách lắm. sách trải dài từ truyện cổ tích, truyện ngắn hiện đại, và nhất là sách khoa học, cơ thể người, các loại rừng, các loại cây, ... con bé nhà mình thích nhất sách khoa học, sách cho trẻ con, đẹp lắm nhe, giải thích rất dễ hiểu, con bé nhà mình mê lắm, nó còn hiểu được cơ thể người khá thành thạo, vì nó đọc cuốn ấy cả trăm lần không biết chán. Ngoài đọc sách ra, mình còn giới thiệu kỹ hơn xíu ở 1 vài trường hợp, ví như khi học bộ phận sinh dục, thì mình nói làm sao để có em bé, tại sao phụ nữ có ngực to hơn đàn ông, tại sao "chim đàn ông" khác chim phụ nữ, v.v... và lồng ghép thêm cái này là private, phải sạch sẽ, không ai được đụng vô, ngay cả NGƯỜI QUEN BIẾT , và mình còn hỏi ví dụ chú abc, anh zyz, cô EFT... có được đụng vô không. phải dạy và dạy hàng ngày để con tự biết bảo vệ bản thân mình, phải đưa ra tên ví dụ cụ thể để trẻ hiểu "thân độ nào" thì không được đụng vô.
Mình không có góc đọc sách nào cụ thể, cứ chỗ có ánh đèn là đọc, đọc lúc nào cũng được, ngoài trừ giờ cơm, và giờ ngủ.
Khi đọc, phát âm tốt, và chậm, nếu thấy nó thắc mắc thì trả lời, hay thi thoảng kiểm tra, hỏi ngược lại nó vài câu, xem nó có hiểu không, hahahaha! :p
Con mình thì thích đọc sách, nhưng cũng thuộc kiểu thích bình thường không mọt sách như 1 số bé (như chị N nhà bác P thì là sư phụ rồi! :p). Mong khi lớn lên, vẫn chịu khó đọc sách.
Việc hướng sở thích đọc sách của con không chỉ nằm ở chỗ: nhà phải có sách, đi thư viện, bố mẹ đọc sách cho con, mà việc bố mẹ đọc sách, bố mẹ cũng mê thích sách là 1 trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ có thói quen (và có lẽ có đam mê) đọc sách :) - trích sách dạy làm mẹ của Ý mình đọc đâu đó lâu rồi và không nhớ tên sách :)
TRẻ 3-6 tuổi tại Ý không được học chữ, hoàn toàn KHÔNG HỌC CHỮ, vô trường chỉ làm thủ công, ca hát này nọ, chứ không được học, nhưng có được dạy tính logic, ngày tháng năm, v.v... Nếu trẻ nào không thích chữ, và nhà cũng không dạy, thì 6 tuổi chỉ đếm được từ 1-20 là bình thường :D chả sao cả, vô lớp 1 học. Tại Ý, họ không khuyến khích dạy con học chữ trước khi vào lớp 1. trước kia có 1 số trường tư có lôi bọn nhỏ 5 tuổi học chữ, chương trình rất giống cách dạy chữ của lớp 1, nhưng năm nay thì hầu như các trường này đều bỏ bước này vì nhiều bậc phụ huynh và cả giáo viên cho rằng việc này là dư thừa, hay nói chính ra nó còn làm ảnh hưởng đến sức học và cả cách nhìn nhận của trẻ về việc "đi học".
1) Trẻ biết đọc, viết rồi, vô lớp học lại y như vậy, nó sẽ chán, và cảm thấy đến trường chả có gì vui, đi học cũng bình thường thôi, không cần phải cố gắng gì cả.
2) Tước đi sự hứng khởi của trẻ khi đi học chữ, việc chuyển tiếp từ nhà trẻ vô lớp 1 là việc trẻ có được "sức mạnh" của việc đọc và viết. Nếu nó đã biết rồi, thì vô lớp 1 cũng có khác gì đi nhà trẻ??
3) 6 năm đầu đời là 6 năm thần tiên, không phải làm bài tập, không phải hơn thua với chúng bạn, không phải xấu hổ nếu chậm hơn, viết chữ xấu hơn. Nếu bắt trẻ phải chịu 1 trong những vấn đề trên, cha mẹ đã tước đi tuổi thần tiên của trẻ. Trước kia mình nghĩ ở đây họ quá lười! nhưng bây giờ mình nghĩ lại, con mình nó học trễ hơn 1 năm so với con nguoi ta thì không có nghĩa là nó "ngu" hơn, nếu mình dạy nó đọc lúc 4,5 tuổi, thì cũng không thể giúp nó trở thành 1 thiên tài như ông Da Vinci. Mình đã thấy bọn trẻ 6 tuổi đi học, về nhà cắm đầu làm bài tập, bài ít thôi, dễ thôi, nhưng nó đã bắt đầu phải có "trách nhiệm", ko làm hết bài tập thì không được chơi. đây là 1 áp lực RẤT LỚN cho trẻ 6 tuổi, 7 tuổi. Ngoài ra học chữ đòi hỏi ở trẻ tính tập trung rất cao, và điều này rất mệt đối với chúng nó. Do đó, mình nghĩ nếu chơi dc thì cứ chơi. :) Riêng o VN, chương trình bộ giáo dục thì đằng a, cô giáo và các trường dạy theo đằng B, lớp 1 phải dạy y như nhau, đứa nào biết đọc viết rồi thì phải ngồi đấy, chờ những bạn chưa biết, nếu giỏi vậy thì cho học lớp 2, 3 đi, chứ sao bắt tụi chưa từng đi học phải bơi theo những đứa trẻ khác, làm như vậy để làm gì?? điều này chỉ khuyến khích các bậc phụ huynh lo sợ, và họ BUỘC PHẢI TƯỚC ĐI TUỔI THƠ CỦA CON EM HỌ. Mình rất không đồng ý cách dạy này của phía VN.
Bây giờ mình nói cách đọc sách, con mình 5.5 tuổi, biết tự đánh vần tiếng Ý, rất chậm, mình không có dạy, trường cũng không có dạy, thi thoảng nó tò mò, hỏi chữ này đọc sao, mình đọc cho nó (và đánh vần), mưa dần thấm lâu hay sao mà 1,2 tháng nay, tự đọc và đánh vần 1 mình rồi. Cũng dừng lại ở đó, không có bài bản, 1 số âm phải dạy bằng cách giải thích vocal, consonant này nọ, ... thì mình không có dạy, cho nên 1 số từ trúc trắc có lúc đọc dc, có lúc không, nó không hỏi thì mình cũng không giải thích thêm.
3 tuổi, bạn đi học, trường có chương trình khuyến khích đọc sách, (trường bé tý, chỉ có 2 lớp học, mổi lớp 17 em, mà có cả thư viện), trong lớp có giá sách và có phòng thư viên riêng nữa. nên ở lớp cô cũng đọc sách cho nghe, thích thì lật sách ra coi hình 1 mình. mỗi tuần, phải mang 1 cuốn sách về nhà, phải "đọc", sau đó 1 tuần, mang trả, cô hỏi sách nói gì, ... rồi cô kêu ấn tượng cái nào thì vẽ ra đi. Hồi 3 tuổi vẽ xấu hoắc, vẽ xong, phải giải thích cái này là cái gì, cái gì, rồi cô ghi note lại, 5 tuổi thì vẽ giỏi lắm, vẽ action, 2 trang luôn, trang này nối tiếp trang kia luôn. chứ hồi 3 tuổi, nhìn vòng vèo, ngoằn ngòe chả hiểu mie gì! hahah! :p nhưng khi nó giải thích thì thấy hợp lý, và có tư duy cực kỳ nha!!! :)
Ở nhà thì mình cũng có giá sách, nhiều sách lắm. sách trải dài từ truyện cổ tích, truyện ngắn hiện đại, và nhất là sách khoa học, cơ thể người, các loại rừng, các loại cây, ... con bé nhà mình thích nhất sách khoa học, sách cho trẻ con, đẹp lắm nhe, giải thích rất dễ hiểu, con bé nhà mình mê lắm, nó còn hiểu được cơ thể người khá thành thạo, vì nó đọc cuốn ấy cả trăm lần không biết chán. Ngoài đọc sách ra, mình còn giới thiệu kỹ hơn xíu ở 1 vài trường hợp, ví như khi học bộ phận sinh dục, thì mình nói làm sao để có em bé, tại sao phụ nữ có ngực to hơn đàn ông, tại sao "chim đàn ông" khác chim phụ nữ, v.v... và lồng ghép thêm cái này là private, phải sạch sẽ, không ai được đụng vô, ngay cả NGƯỜI QUEN BIẾT , và mình còn hỏi ví dụ chú abc, anh zyz, cô EFT... có được đụng vô không. phải dạy và dạy hàng ngày để con tự biết bảo vệ bản thân mình, phải đưa ra tên ví dụ cụ thể để trẻ hiểu "thân độ nào" thì không được đụng vô.
Mình không có góc đọc sách nào cụ thể, cứ chỗ có ánh đèn là đọc, đọc lúc nào cũng được, ngoài trừ giờ cơm, và giờ ngủ.
Khi đọc, phát âm tốt, và chậm, nếu thấy nó thắc mắc thì trả lời, hay thi thoảng kiểm tra, hỏi ngược lại nó vài câu, xem nó có hiểu không, hahahaha! :p
Con mình thì thích đọc sách, nhưng cũng thuộc kiểu thích bình thường không mọt sách như 1 số bé (như chị N nhà bác P thì là sư phụ rồi! :p). Mong khi lớn lên, vẫn chịu khó đọc sách.
Việc hướng sở thích đọc sách của con không chỉ nằm ở chỗ: nhà phải có sách, đi thư viện, bố mẹ đọc sách cho con, mà việc bố mẹ đọc sách, bố mẹ cũng mê thích sách là 1 trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ có thói quen (và có lẽ có đam mê) đọc sách :) - trích sách dạy làm mẹ của Ý mình đọc đâu đó lâu rồi và không nhớ tên sách :)
Nhận xét
Đăng nhận xét