lịch sử ngủ nghê và ngôn ngữ :D

Nhớ hồi bé, 7 tuổi rưỡi là bị chứng mất ngủ, rất khó ngủ! Mình nói chả ai tin. Sau đó chị họ của mình (chỉ khi đó 30 gì rồi), chỉ hiền kế là mình nên đếm cừu. Nhưng mình thấy chiêu ấy làm mình còn khó chịu hơn. 

Cái chứng này đeo bám lúc lên lúc xuống nhưng ko quá nặng. 

Tới 16 tuổi thì khó ngủ khủng khiếp, mà ngủ cũng ko sâu và hay gặp ác mộng triền miên. Có hôm nhất quyết ko ngủ vì sợ ác mộng. :( 

Tới 19 tuổi, vừa đi học, vừa đi làm, 1 ngày bắt đầu từ 6h sáng tới 1, 2h đêm, mình bắt đầu ngủ dc nhiều và sâu :) Nếu ko ngủ dc thì chắc điên thật. từ khi có việc làm là ngủ ngon lành cành đào. Chắc làm mệt quá nên cứ lăn ra ngủ. :D 

Khi qua Ý vẫn vui vẻ ngủ ngon nha. tới 4 năm trước thì bị lại, đến phát điên lên. phải uống thuốc ngủ. Vài người bạn và gia đình mình ở VN bảo sẽ nghiện đó, sẽ hại đó. Tui mệt ghê! họ không phải là bác sỹ mà cứ đòi cho toa thuốc làng nước ạ. MÁ tui còn kêu uống kêu ăn, ... nếu chỉ dùng mấy thứ đó mà chữa dc hết thì chắc bác sỹ họ ko cần phải chế ra thuốc làm gì! Túm lại, bệnh thì cứ đi bác sỹ, đừng "tự chữa". :( Sau đó thấy cũng đỡ trầm cảm, nên bỏ thuốc. bỏ thuốc thì hôm ngủ dc hôm không, nhưng nhìn chung cũng biết bệnh mình, nên ko quá cau có tức giận, dẫn tới khó ngủ hơn. :D 

Bây giờ vừa học vừa làm thì ngủ quá làng nước ạ. 4, 5h sáng thức, quần quật tới 20h tối là người mệt nhoài. Có hôm không mở nổi mắt lên lúc 9h tối. :( hic! ai mà mời ăn tối thì mình ngại ghê! vì quá lắm 22h là không buồn nói chuyện nữa! :( Bạn chồng béo hiến kế sao ko thức trễ hơn. Nhưng mình thấy mình thức sớm, mình làm dc nhiều việc, tập trung cao hơn. chứ thức trễ hơn, ngủ trễ hơn, nhưng dù ko buồn ngủ, thì sau 1 ngày dài, mình không học hành hay làm dc việc gì tốt hết. :( 

Sáng yên ắng, 1 mình 1 cõi, ôm ly cà phê, thư thả đọc báo ... lá cải, rồi là ngồi học bài, làm việc. Sếp cũng rất dễ thương, mình bảo sáng từ 8 mình bận làm ...chỗ khác (hahhaa), nên mình sẽ làm việc chiều và sáng sớm tinh mơ, bả cũng đồng ý, nên mình thư thả chứ không phải chạy theo schedule. sếp ở đại học cũng vậy, mình bảo hôm ấy mình đi thi, 12h trưa mới mò mặt vào văn phòng, ổng còn bảo "hay cô ở nhà cũng dc, ko sao cả". :D Nhưng thôi, để em đến cty ạ. :D Mình thấy mình làm việc thì sẽ năng động và vui vẻ, dễ ngủ. :D 

Sau 2 tuần làm việc mà tiếng Ý smooth hơn hẳn nhe. LÀm việc này rèn tiếng Ý cả nói lẫn viết. Vì mình vừa phải dịch các tài liệu quan trọng, vừa phải nhận email yêu cầu từ sinh viên. 1 tuần có vài ngày mình mở cửa văn phòng tiếp sinh viên và những người cần làm giấy tờ. thế nên rèn luôn kỹ năng nói. Dù nói đơn giản, nhưng tiếp xúc với nhiều người khác nhau, accent khác nhau nên cũng nhạy bén hơn. :) 

HỒi xưa, khi mình học tiếng Anh, các bước rèn luyện của mình cũng như vậy. Sau khi học tiếng Anh ở trường và tự rèn ở câu lạc bộ nói tiếng Anh. Mình làm ở khách sạn, thì phải nói chuyện với khách hoàn toàn bằng tiếng Anh. Sau 1 năm thì tiếng Anh rất lụa trong lĩnh vực này. Mình đổi job làm văn phòng của Mỹ, tiếng Anh phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật hơn, phải present bằng tiếng anh với sếp bự. nên dần dần, vốn tiếng Anh nó bồi đắp. Bây giờ thì mình học tiếng Anh ở level học thuật và ngôn ngữ học. :) 

Ai là người bản xứ chắc ko phải như mình? ở 1 mức độ nhất định thôi. Khi người học đã đạt dc đến trình độ nghe nói, đọc viết khá rồi (dù accent người nước ngoài), thì họ vô level học thuật, họ sẽ ở 1 khía cạnh nào đó, giỏi hơn bản xứ. ví như: ngôn ngữ học, nếu bản xứ ko học, sẽ ko biết. Hoặc viết các đề tài chuyên ngành: lịch sử, văn học, khoa học, ... đâu phải bản xứ nào cũng biết. Như mình đây, tiếng Ý rất kém so với bản xứ, nhưng nếu nói về ngôn ngữ học, mình khá hơn rất nhiều người (vì họ ko học! hí hí). Hoặc như tiếng Tây Ban Nha, mình không hề biết nói! vì ko bao giờ thực hành nói hết, nhưng mình rất rành grammar, nhiều bản xứ rất dốt grammar, nói sai be bét à! viết thì càng tệ, nếu hỏi họ về grammar, họ ko biết trả lời, họ chỉ có thể nói "cái này nói như vậy" (dù rằng đó là sai!). 

Vậy nên mọi người học ngoại ngữ trong thong thả, tự tin nhe! :D 

Sau khi học, và nói chuyện với nhiều prof, cũng như nhà ngôn ngữ học, tui đã sáng ra 1 điều: tui sẽ không tự ti vô accent của mình, vì cái content mới là quan trọng nhất. :) Do chính bản xứ cũng có nhiều accent, và ngay cả trong 1 đất nước anh, người phía nam còn không hiểu người phía bắc, thì huống chi mình. hihi! (con bạn người Anh của mình nói mình vậy đó!). Nhưng tui sẽ cố rèn nói tiếng ANh đúng nhất. Khi nói nhanh, tui hay nói sai. tui cũng có điểm yếu của nhiều người nước ngoài là chứ s trong động từ số ít thường bị "quên lãng" ví như "she eat a cake" thay vì she eats a cake :) Ko phải mình ko biết, mà do tiếng mẹ đẻ của mình ko có chia ngôi như họ, nên mình ko có thói quen đó. :( (đây là 1 trong những lý do), cũng có người ko nói, vì cái flow của tiếng Anh khá khó cho họ, nên họ khó bỏ chữ s vào nguyên câu. (ví như mình, tiếng Tây Ban nha số nhiều nguyên tràng 3, 4 chữ đều có s ở mỗi chữ, khi mình nói, mình thấy cực khổ ghê! nhiều khi phải nói chậm để nhấn chữ s đằng cuối mỗi chữ. :p Túm lại thì tui sẽ cố nói lụa hơn. :D 

Mình dạy học sinh, thì nó muốn nói accent nào cũng dc, nhưng nói phải đúng. âm /ai/ đọc thành /i/ thì sao được. cái ấy không đổ cho accent được. :p hôm nọ nói học trò "khi cô sửa, thì lặp lại phát âm giúp cô! vì nếu phát âm sai, và trong nguyên cuộc nói chuyện sai 10 chữ trên 20 chữ thì ko ai hiểu! mà có hiểu thì cũng ko hứng thú nghe! đừng để ngôn ngữ là rào cản khả năng truyền tải thông điệp của mình". 

Nhận xét

Các bài đọc được yêu thích nhất