Bé Quậy 9 tuổi


Vẫn ăn ngoan so với trẻ khác, nhưng cũng bắt đầu có chính kiến của mình, và tự tin hơn, ko còn bị bố mẹ dễ dàng "áp đảo" như xưa nữa. Ví như ăn rau, ăn salad rất là nhiều, nó còn đòi ăn salad trộn cá ngừ cho bữa sáng nữa, hoặc ăn cà chua, lưa leo cho bữa snack. Vì chính ra, từ bé nó "bị" nuôi như vậy (như trẻ con VN hồi xưa), đâm ra cái gu của nó như thế. Nhưng các món nó ko thích như cơm chiên, thịt kho, cá kho (nói chung là nhiều gia vị) thì nó ko thích , và cũng ko "ép" nó ăn nhiều dc, nó sẽ cong véo mồm lên trả treo, rồi cãi lí kiểu tại sao mamma ko tôn trọng Quậy, rằng là mỗi người 1 sở thích, sao mamma lại áp đặt như thế dc, vân vân,... mệt lắm! 😂
Rất bạo dạn, gặp ai cũng nói chuyện, khá chững chạc, ko bị mắc cỡ, giới thiệt bản thân xong, thấy người ta chịu khó nghe, thì giới thiệu luôn cả dòng họ. 😂Chịu chơi với bạn mới, nói chung là cứ có ai chơi, ai nói với nó là nó làm tới luôn. không như 1 số em bé khác, ở nhà riết quen hơi hay sao mà nhất định ko chịu rời khỏi nhà đi đâu cả. 10 lần như 1, Quậy hay bé SS mà rủ qua nhà chơi là bạn đó nhất định đòi 2 đứa này qua nhà nó ko thì thôi. 😕 Mình nhiều khi cũng muốn "chõ miệng" vào ghê, nhưng kìm nén, kìm nén! mà con nít thì nó ranh có kém gì người lớn, sau đâu ... 100 lần thì tụi nó cũng mệt, nên tụi nó nói nhau "thôi, bạn ấy ko có chịu qua đâu, khỏi rủ" 😩 --> cái ấy là cách học ứng xử, socialize mà các educators và bs tâm lý hay nhắc tới. Thật ra, việc cho trẻ con đi học mẫu giáo là thật sự quan trọng. dù ở Ý và có lẽ ở 1 số nước khác, nó ko dc coi trọng quá (ko dc bắt buộc như các lớp từ cấp 1 đến cấp 3). Nhưng thật ra, việc cho trẻ con đi học là tối cần thiết, và các skills này chỉ dc dạy nhanh nhất, vả dễ dàng nhất ở 1 số tuổi cố định, trước khi quá trễ (thì dỹ nhiên nó ko biết ứng xử, trong khi con người ta đã biết rồi, thì dễ dàng bị cô lập do ko ai muốn chơi với nó nữa, ví dụ vậy): 
a) đi học giúp trẻ hòa đồng hơn. Đó là sự thật! vì khi trẻ chơi với 1 nhóm lứa bằng tuổi, tự động nó phải học cách adapt, để ko bị cái nhóm "xã hội be bé" kia nghỉ chơi nó ra do ko chịu chia sẻ đồ chơi, do đánh, cắn bạn, hoặc lăn quay ra đất khóc khi đòi 1 cái gì đó. Ở với người lớn các trò ấy còn dc chứ ở với 1 đám con nít, có lăn ra đất cũng chả giúp dc gì. 😜Hãy nhìn việc khi 1 đứa trẻ chơi với người lớn, và 1 đứa bằng tuổi, người lớn thì nhìn, thì nhắc, có khi phải "nhường" cho nó thắng 1 trò chơi nào đó. MÀ có nhiều khi mình có thắng nó nó cũng sẽ nghĩ do mình lớn, mình thắng thường thôi. chứ chơi cùng 1 lứa tuổi, nó mà thua, dần dà hiểu ngay xuất phát điểm giống nhau, ko còn các perception cũ. Muốn thắng, nó phải tự rút kinh nghiệm sao đó, dần nhận ra, "xã hội" này nhiều người sẽ giỏi, và sẽ dở hơn nó, nhiều người sẽ nhường nó, nhưng cũng có người sẽ ko nhường nó đâu. Đây là 1 trong những yếu tố rất quan trọng để cho con đi nhà trẻ. 
Câu hỏi đặt ra, ơ, hồi ông bà mình ko có nhà trẻ thì vẫn sống tốt thôi. Đúng! rất có lý! NHƯNG hồi mình còn nhỏ, bố mẹ mình thẩy mình với 1 đám ngoài đường, và chơi y như trong nhà trẻ, tự phân chia, tự quyết định rules trò chơi, đứa nào yếu thì thua, đứa nào giỏi tự giác dc "bầu" làm chị đại! :p Bây giờ có ai làm dc như thế? dù có mang con tới nhà người khác cho chơi, nó làm sai hư cái gì là các bà mẹ đã nhảy lên "mắng" hoặc "chỉnh" con mình. Nhưng ở nhà trẻ, chưa chắc các cô giáo làm thế đâu mọi người ạ, thường họ để trẻ tự giải quyết "conflict" với nhau trước, họ chỉ nhảy vào can khi thật sự trẻ nó ko giải quyết dc. Họ trông trẻ theo con mắt của 1 TRAINED EDUCATOR, ko phải là 1 bà mẹ sợ con mình bị đau, hay 1 bà mẹ sợ muối mặt với người đối diện, hoặc 1 bà mẹ đau lòng khi thấy con mình ko chơi đẹp và bị nghỉ chơi. 
b) đi nhà trẻ, con sẽ tự giác hơn rất nhiều. Vì cơ bản là cô giáo ko làm giúp việc cho chúng. 2 tuổi là đã phải tự xỏ dép để ra ngoài khi cô nói chúng ta ra sân chơi,  tự biết xếp hàng ngay ngắn cho thật công bằng khi ăn snack hoặc đi tè, ai đến trước thì dc ăn trước, ai đến sau thì phải đợi. 
c) 1 nhà trẻ thật sự giỏi phải làm đúng nguyên tắc của 1 người educator, chứ không làm theo yêu cầu của phụ huynh do họ trả tiền. 3 năm trước, ở tp mình, nhà trẻ tư bị hư cái phần này. Vì theo các nhà tâm lý học và những người học về trẻ con, họ yêu cầu trẻ nên dc tự do nhất, nghĩa là chơi với nhau, học cách socialize, học cách communicate effectively nhất, và thời gian "học", nhận các "rules" phải ít thôi. Tại sao? vẫn là vì giúp trẻ học social skills! ngoài ra, nếu chương trình nói 6 tuổi mới bắt đầu học chữ, thì nhà trẻ ko dc dạy trẻ viết đọc khi nó dưới 6 tuổi. Nhưng hồi đó, các trường tư sống nhờ tiền ba mẹ, và những người bố mẹ này muốn con mình "học vượt", đòi cô phải "dạy" nhiều hơn, 2, 3 tuổi thì làm thủ công, học cái này cái kia nhiều, đâm ra thay vì học survival skills, nó phải ngồi học những thứ mà khi lớn xíu nó hoàn toàn có thể tự học dc rất nhanh. tầm 5 tuổi, họ yêu cầu cô nhồi dạy đọc viết, nên có việc chúng nó có 1 quyển sách gò chữ và "bài tập". Eo ôi!!! Nhưng những năm gần đây, việc này đã bị bỏ. Họ nhất quyết ko dạy nữa. Vì khi vào lớp 1, giáo viên lớp 1 rất bực mình, và họ phản ánh rất gắt gao. vì việc biết trước này chỉ làm tụi nó chán học. Nhưng cũng ko muốn cho nó nhảy cao hơn, vì các bài tính chia các thứ khó nhằn đòi hỏi trẻ có hệ thống cognitive đủ "lớn" để học 1 cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Do nó còn bé, dỹ nhiên cũng dạy dc thôi, nhưng nó sẽ rất mệt, rất cực, và mất nhiều thời gian hơn. Để làm gì? nếu nhảy 1, 2 năm, có thành 1 ông Einstein do nhồi nhét? 

Việc Covid đóng cửa làm mình rất chán vì bọn trẻ nhỏ (cho tới hết 10 tuổi) vẫn cần 1 khoảng không để học cách survive, để tự tin giao tiếp, để học cách ứng xử trong xã hội của riêng chúng nó. :( 

Mình cho Quậy đi groupy từ khi nó 4 tháng (mang nó tới cùng các bà mẹ khác, mình phải ở đó, nhưng cô giáo gom tụi nó lại 1 nhóm nhỏ và cho "chơi cùng nhau, và bố mẹ chỉ đứng quan sát ko dc can thiệp vô). 2 tuổi đi nhà trẻ 4 ngày/1 tuần, mỗi ngày có 1 buổi ban sáng, ko ăn trưa, nhưng ăn snack. Nên về nhà kể là biết xếp hàng đi tè, đi ăn, biết ăn xong dọn giấy và lau bàn nữa. Bị bạn cắn thì nói cô, nhưng bọp bẹp bảo "no no" ý là nó nói thằng bé đó ko dc cắn. 😂 nhưng nghe cô kể, bé hay cắn bị tụi nó "xa lánh", hoặc bị "bụp lại, và cô nhắc nên cũng dần học dc và ko có thói quen đó nữa. Cắn ko phải là xấu tính đâu bà con ạ. Mà là 1) cách nó nói chuyện, và học các thứ mới y như việc cái gì cũng cho vô miệng 2) có thể khi mới có thói quen cắn, gia đình ko dạy triệt để, riết bé nó tưởng là 1 trò chơi. Trường hợp mình biết là như vậy, vì thằng bé có 2 đứa anh hơn nó tới 15, 16 tuổi. Nên nó cắn thì 2 thằng anh nhường, ko có dạy là ko dc. nên nó đi học, nhè ai cũng cắn. 😞 Mẹ nó nói cho đi học để học dần cho quen, chứ ở nhà ko có nguyên tắc, ko dạy dc. --> đó là lý do cho đi học. Thật sự là như vậy! 
Từ 3 tuổi thì Quậy đi nhà trẻ 5 ngày/tuần, và năm đầu tiên mẹ rước về sau bữa trưa. từ 4 tuổi thì mẹ cho ngủ ở trường luôn. 
Mình thấy các bước này giúp nó phát triển tốt (theo các mình nhìn con mình). 
Mỗi trẻ mỗi tính, nhưng education thật sự giúp tính nào thì cũng phải biết tôn trọng pháp luật! 😜 Giáo dục ko làm cho mọi người y nhau, nó ko thay đổi cái tính cách của 1 con người, nhưng nó thật sự giúp con người tuân thủ theo những cách riêng của họ. 😁Tính cách con người lại hình thành dựa trên 2 yếu tố cơ bản: 1) bản năng tính cách sẵn có 2) mối quan hệ với bố mẹ - người chăm sóc chính. :D Nhiều người nói tui đối xử, dạy dỗ các con tui y nhau, nhưng chúng khác nhau. Đúng, cái "sườn bài" có lẽ y nhau, nhưng cái cách mình nhìn, cái cách mình cho con mình attention chưa chắc y nhau, vì coon người ko thể là robot, mình nhìn 1 người 2 phút trước còn khác nói chi 2, 3, 4 đứa con. Và mỗi đứa mỗi tính, có thể vuốt đứa A nó phản ứng thế này, vuốt y vậy cho đứa B nó phản ứng khác, và mình làm gì với phản ứng đó? đó là cách trẻ con hình thành tính cách khi nó lớn lên, vì nó tìm dc "cái bản ngã hay cái SELF" của nó từ những cái cực kỳ bé nhỏ từ các mối quan hệ xung quanh, gần gũi nhất. Nên 1 lần nữa, mình khẳng định, việc ai đó có 1 cái gì đó "kỳ lạ" thường xuất phát từ bé. Việc ai đó bị cho là "khùng" do hồi nhỏ bị bố mẹ abcdef ... là có cơ sở chứ ko phải là 1 câu nói đùa. 😀 Cho nên làm bố mẹ cực lắm, trách nhiệm to lớn lắm. hic!! 😅😅

Quậy bây giờ nói chuyện khá ngang hàng với bố mẹ. Nghĩa là thường có khúc mắc, bộ mẹ ứng xử với nó như 1 người lớn, kiểu như à, mẹ xin lỗi, mẹ nói to tiếng quá, mẹ đang stressed lắm, thông cảm, mẹ sẽ sửa, đừng học theo mẹ, ko ai ưa đâu. 😔 

Con mình ham chơi lắm, suốt ngày qua nhà hàng xóm chơi, mãi ko chịu về! :( Và luôn muốn rủ bạn qua nhà chơi hoặc qua nhà bạn. Nhiều khi bố mẹ phải kìm lại, bảo ở nhà với bố me nhiều hơn chứ! 😠

Véo cái là vượt khỏi vòng tay mình rồi. Nhớ hôm nào bé như con heo con, bây giờ chân đã dài ngoằng, mặc áo của mẹ vừa chiều dài, rộng chiều ngang! huhuhuhu!!! 


Nhận xét

Các bài đọc được yêu thích nhất