Chuẩn bị làm mẹ (3 tháng đầu)
3 tháng đầu là 3 tháng đòi hỏi sự kiên nhẫn và giữ mình nhất (điều đó không có nghĩa là thả dàn các tháng còn lại), nhưng lý do 3 tháng đầu luôn được mọi người, và bác sỹ nhắc nhở là phải vận động điều độ, kiêng các thức ăn có thể gây hại, giữ sức khỏe tốt, ... vì lý do thai nhi còn rất nhỏ, và cực kỳ nhạy cảm, do đó 3 tháng đầu rất dễ bị sảy thai, và nguyên do thì chưa ai biết cụ thể tại sao.
Các triệu chứng trong 3 tháng đầu (có người có, có người không):
- Ốm nghén (ói, buồn nôn, nôn nao)
- Mũi cực nhạy
- Thích ăn đặc biệt 1 vài loại thực phẩm nào đó
- Ngực cương cứng
- Có thể hay chóng mặt, xây xẩm
- Ngủ nhiều, ngủ bất cứ đâu, bất cứ khi nào, có khi vừa thức giấc sau 8 tiếng ngủ ban đêm nhưng vẫn buồn ngủ.
- Trong 3 tháng đầu thường thì chưa có triệu chứng ăn nhiều, và cái gì cũng muốn ăn.
- Có người có cảm giác chán ăn.
- Bụng đau râm ran như bị hành kinh (điều này làm rất nhiều các bà mẹ lo lắng, nhưng thật ra đây là quá trình hoạt động của "em bé", sau khi thụ thai, trứng sẽ dy chuyển vào tử cung và cố bấu vào thành tử cung, việc trứng bấu vào thành từ cung sẽ gay đâu râm ran. Nếu không có các giấu hiệu nguy hiểm như: đau vùng bụng, đau vùng bụng trên - gần bao tử, xỉu, chảy máu như có kinh thì mẹ không nên lo lắng.
- Bụng óc ách ăn không tiêu, hay ợ chua, hay xì hơi (:p)
Các triệu chứng sẽ DẦN DẦN mất hẳn sau 13, 15 tuần, tuy nhiên cũng có người kéo dài hơn, có người nghén suốt cả thời kỳ mang thai.
*Các mẹo giúp khắc phục việc ốm nghén:
- Các thực phẩm khô thường giúp cho việc buồn nôn như: bánh mỳ khô, bánh mỳ que (breadsticks)
- Súp, các loại trái cây chua có acid thường làm ói nhiều hơn
- Sữa, các sản phẩm từ sữa sẽ làm thức ăn khi ói ra có mùi chịu không nổi :p Và làm mẹ ói nhiều hơn.
- Trứng thường làm mẹ bị đầy bụng, đầy hơi, bụng óc ách (bloating)
- Thức ăn có ớt, nhiều gia vị nặng cũng sẽ dễ làm trớ thức ăn.
- Việc đi dạo hàng ngày giúp mẹ thoải mái, hít thở, và đỡ cảm thấy ốm nghén. (cách này là hiệu quả nhất)
- Pha tý nước với gừng giã nhỏ cũng giúp việc buồn nôn.
- Tại Châu Âu có bán 1 loại thuốc nhỏ vào miệng chiết xuất từ camomile và gừng nhằm giúp chống ói, buồn nôn (nhưng tui xài mà thấy cũng ... không giúp được nhiêu, mà mắc quá xá trời đất, 1 lọ 50ml (xài được 4, 5 ngày) mà nó quất cho 10 hay 15 Euro gì đó! nên tốt nhất xài gừng vừa rẻ, vừa tươi.
- Tránh các mùi, loại thức ăn làm mình buồn nôn (như tui thì rất ghét hành tây, nên tui ko ăn hành tây trong 5 tháng đầu, yes! tui ói như tháo cống trong 5 tháng đầu các bạn à! huhu!!)
- Uống trà nóng không chứa Cafein cũng giúp đỡ buồn nôn
Nên làm gì:
Sau khi biết có thai, ngay lập tức đến bác sỹ sản khoa để siêu âm, xem vị trí của em bé, bác sỹ sẽ cho uống thuốc dưỡng thai và theo dõi định kỳ, cho thử máu. Nên theo dõi 1 bác sỹ duy nhất trong suốt thời kỳ mang thai để họ hiểu lịch sử bệnh lý, quá trình phát triển cụ thể của em bé. Các câu hỏi nên hỏi bs:
- Số tuần của thai nhi
- Vị trí của thai nhi
- Miêu tả các triệu chứng ói/nôn/nghén/xây xẩm... nếu có
- Theo dõi cân nặng của mẹ
- Các thức ăn nên và không nên ăn
- Có nên uống thêm vitamin, acid folic, canxi hay sắt hay không (thông thường bác sỹ dựa vào kết quả thử máu để cho thuốc, tuy nhiên acid folic là đặc biệt phải uống!)
-Nếu có dự định đi xa, đi du lịch, phải hỏi ý kiến bác sỹ.
-Nếu của mình ra dịch nhầy thì miêu tả màu/mùi cho bác sỹ.
-Chăm sóc cửa mình thật tốt, nên mua nước rửa phụ khoa, rửa hàng ngày. dùng đồ lót cotton, hút thấm tốt tránh sinh vi khuẩn. Thay thường xuyên nếu có dịch nhầy.
Nên ăn đầy đủ các loại chất nhất là các loại rau quả tươi và thịt đỏ (bò, heo, dê) để bổ sung chất sắt cho mẹ
Phải để sức khỏe thật tốt, tăng cường vitamin C để tránh bị cảm cúm, vì khi có thai, nên tránh uống bất cứ các loại thuốc.
Nên ăn đầy đủ các loại chất nhất là các loại rau quả tươi và thịt đỏ (bò, heo, dê) để bổ sung chất sắt cho mẹ
Phải để sức khỏe thật tốt, tăng cường vitamin C để tránh bị cảm cúm, vì khi có thai, nên tránh uống bất cứ các loại thuốc.
Không nên làm:
- Không nên uống chất có cồn, có cafein (nếu uống cà phê nên uống duy nhất 2 tablespoon/ngày không hơn. tốt nhất ko uống), trà đặc cũng không, nếu thích trà, có thể uống trà camomile (chỉ là 1 loại hoa cúc, ko có cafein, tại châu âu có trà chiết xuất từ các loại trái cây ko có cafein).
- Không hút hay đứng gần nơi có mùi thuốc lá.
- Nên đi đứng điều độ, không làm việc quá sức
- Không coi các thông tin kiểu "sảy thai, hư thai"... hoàn toàn không giúp được gì mà còn làm mẹ lo sợ.
- Không nên:
- ăn cá, trứng, thịt sống, nếu nghi ngờ thực phẩm chưa chín thì ko nên ăn
- Trái cây, rau quả, phải rửa thật sạch, tránh bị nhiễm virus từ chuột.
- Không chạm, đến gần mèo, phân mèo, ngay cả chó cũng không nên.
- Pho mai nên ăn các loại đã tiệt trùng, nếu không rõ quá trình chế biến thì ko nên ăn
- Không nên ăn gan, các sản phẩm làm từ gan
- Không nên vuốt bụng liên tục, sẽ gây kích thích tử cung đẩy em bé ra ngoài.
- KHÔNG TỰ TIỆN MUA, UỐNG THUỐC KHÔNG CÓ SỰ TƯ VẤN CỦA BÁC SỸ SẢN KHOA. Nếu đến bác sỹ thường, phải nói rõ mình đang mang thai và số tuần. Không tự tiện uống thuốc ngừa thai mà không có ý kiến bác sỹ sản khoa, dù đọc/nghe/xem từ bất cứ nguồn nào. Không tự tiện uống bất cứ thuốc gì, ngay cả thuốc cảm, thuốc ho và sổ mũi.
*Các triệu chứng cần nên đến bác sỹ ngay:
- Chảy máu, nhiếu ít gì cũng nên đi bác sỹ. chảy máu ko có nghĩa là nguy hiểm, hư thai, nên đến để biết lý do và tránh phải lo lắng.
- XỉuBị té/ngã
- Sốt cao trên 37.5 độ C
- Đau bụng dữ dội
-------------------------------------------------------
FACTS: tin bên lề
- Sex không bị kiêng trong suốt kỳ thai, trừ khi có yêu cầu của bác sỹ.
- Trong 3 tháng đầu, em bé ko cần năng lượng nên nếu mẹ ko tăng cân cũng ko phải lo lắng
- Không nên ăn nhiều vì cho rằng tăng cân là tốt, ngược lại, tăng cân làm mẹ mập, ù lỳ, đi đứng khó khăn, và khi sanh thì thường khó sanh, hoặc nếu ăn quá lố, bị tiểu đường thì em bé dễ bị nguy cơ sanh non.
Nhận xét
Đăng nhận xét