Chăm sóc trẻ sơ sinh (continued)

  • Mùa hè: tránh quấn bé quá nhiều lớp sẽ dẫn đến ngạt thở, mặc quần áo mát mẻ, chất liệu hút ẩm tốt (100% cotton), Không nên cho trẻ phơi nắng trực tiếp quá lâu sẽ bị ung thư da do da bé còn rất nhạy cảm; Nếu bé có vết chàm (birthmark màu hồng, đỏ như nốt ruồi son) thì không nên cho ánh mặt trời rọi trực tiếp vào vùng có bớt. Nên cho bé đi dạo khi trời mát để bé nhận được vitamin D tự nhiên từ ánh nắng, và hít thở khí trời.
  • Mùa đông: Nhiệt độ tốt nhất cho bé là 18-20 độ C, nên tiếp tục cho bé đi dạo ngay cả thời tiết lạnh để bé thích nghi với thời tiết và hít thở khí trời. Quấn bé đủ ấm, nhất là phần cổ, ngực và bàn chân. Nên mở của sổ mỗi ngày 5-10 phút để thay đổi không khí. 
  • Trong những ngày đầu đời (nhất là 15-20 ngày đầu) trẻ ko đổ mồ hôi, nên không nên quấn bé vì nghĩ tay chân lạnh thì bé cảm thấy lạnh. Khi bé thật sự lạnh, tay chân sẻ run rẩy. Bé đổ mồ hôi khi cơ thể đã trữ được 1 lượng mỡ vừa đủ, tùy cơ thể từng bé. 
*Chăm sóc cuống rốn:
  • Tốt nhất là không tắm cho bé cho đến khi cuốn rốn khô và rụng hẳn. chỉ cần lau người bằng nước hoặc bằng 1 miếng bông tắm (sponge). Chú ý lau khô da bé hoàn toàn sau khi được lau mình. Hoàn toàn tránh vùng rốn. Rốn nên được băng bằng miếng băng gạt (băng gạt quấn cuống rốn, xếp ngay ngắn, sau đó cho bé đeo 1 miếng băng cotton quanh vùng bụng để tiện việc thay tã, thay quần áo), Nếu thời tiết quá ẩm, cuống rốn dễ bị ẩm, khó rụng, thì có thể mua miếng băng gạt có sẵn alcool để lau vùng xung quanh rốn cho bé hàng ngày. sau đó quấn rốn cho bé như cũ. Băng gạt nên được thay mỗi ngày đến khi rốn hoàn toàn rụng. Để rụng tự nhiên, không lay, không kéo. 
  • Nếu trường hợp tắm cho bé khi cuống rốn chưa rụng, nên dùng máy sấy tóc sấy nhẹ nhàng cho cuống rốn khô trước khi băng rốn lại. 
medicazione51

*Thay tã, lau cửa mình cho bé gái:
  • Dùng 1 bông gòn/khăn ướt (wipe) 1 tay cầm khăn, 1 tay nhẹ nhàng mở cửa mình của bé lau nhẹ nhàng theo chiều từ cửa mình đến hậu môn, lau 1 lần duy nhất, không lau nhiều lần bằng cùng 1 khăn sẽ vô tình mang vi khuẩn từ hậu môn vào cửa mình bé. 
  • Của mình bé gái những ngày đầu tiên vẫn còn dính nước ối màu trắng đục, có thể dùng bông gòn, chấm dầu olive, lau nhẹ nhàng phía ngoài. Tuyệt đối không cố mở phần môi trong của cửa mình để lau. 
  • Khi rửa cửa mình, rửa đít cho bé, nên cho bé nằm ngửa trước với nước, nước chảy trực tiếp sẽ giúp việc rửa sạch sẽ và hiệu quả. 
*Chuẩn bị quần áo cho bé những ngày đầu tiên: 
  • Mùa hè: 1 bộ body dài tay 100% cotton. Nếu nhiệt độ nóng tầm 35-37 độ C hạn chế đội nón, găng tay găng chân. Lý do: nhiệt độ trong bụng mẹ là 37 độ C, khi ra ngoài nhiệt độ thấp hơn, có gió nên bé sẽ bị shocked, chỉ nên cho bé mặc đồ dài tay vài ngày đầu, sau đó có thể mặc theo mẹ, cách tốt nhất để mặc đồ cho bé là mẹ mặc gì con mặc nấy, VD: mẹ mặc áo dài tay thì con cũng sẽ mặc như thế.
  • Mùa đông: 1 bộ body ngắn tay 100% cotton mặc như đồ lót, 1 bộ body dài tay chân mặc ngoài chất liệu dày giữ ấm tốt (có thể dùng pile). Đối với trẻ 3 tháng đầu đời, hạn chế ăn mặc rườm rà, chất liệu cứng, thô, hoặc quần có cáp quần cứng gây khó chịu, vì bản thân việc thay tã, tắm rữa và ngay cả bú cũng là 1 công việc rất cực nhọc.
 *Bữa ăn của bé: 
Những ngày đầu tiên, bé có xu hướng ngủ nhiều hơn ăn, nếu bé ngủ quá nhiều và lâu (hơn 5, 6 tiếng/ giấc) thì cứ để bé ngủ. Có thể canh đồng hồ nếu trong vòng 24 tiếng, bé ăn ít hơn 5 bữa thì có thể thức bé để cho bé ăn. Không nên dùng khăn ướt lau mặt để thức bé dậy, mà nên nhẹ nhàng dùng ngón tay gãi ở sống lưng bé. Nếu bé hoàn toàn ko muốn ăn, tôn trọng quyết định của bé. Vì việc ngủ cũng hoàn toàn giúp bé lớn, và não cũng phát triển khi bé ngủ. 
*Giúp bé phân biệt ngày và đêm: 
Trong vòng 1 năm đầu đời, cơ thể trẻ làm việc theo chu kỳ 25 giờ/ ngày, và bản thân bé ko thề phân biệt ngày và đêm, bé có thể ngủ suốt ngày, cũng có thể ngủ ngày và thức đêm. Để giúp bé phân biệt ngày-đêm - việc quan trọng hình thành thói quen ngủ giấc dài ban đêm thì cần làm: 
  • Từ những ngày đầu tiên, nên thay tã cho bé ban ngày cách 3 tiếng 1 lần, thay nhẹ nhàng, không nhất thiết phải thức bé. Nếu bé tự thức thì tốt, nếu ko thì mẹ cứ việc thay tã và cho bé trở về giường để ngủ. Ban đêm thì hạn chế thay tã. 
  • Ban ngày, khi trời sáng, nên mở hết tất cả của cho ánh sáng, tiếng động tràn vào, không nên cách ly bé trong phòng kín, ánh sáng tối và hoàn toàn yên tĩnh, việc này làm bé không nhận ra sự khác biệt giữa đêm và ngày. Việc đi dạo là 1 cách hiệu quả để giúp bé hình thành thói quen ngày-đêm. 
  • Ngược lại, ban đêm nên cho bé ngủ trong không gian tối HOÀN TOÀN, và yên tĩnh. Trường hợp bé ăn đêm, nên vặn đèn chế độ rất nhỏ đủ để mẹ thấy đường, nếu bé ăn đêm trong tình trạng đang ngủ gật thì cũng ko nên thức bé.  Chú ý: bé hoàn toàn có thể tự chọn lượng sữa và thời gian ngủ cho bản thân, mẹ ko nên can thiệp. 
*Cân nặng của bé: Sau khi sanh những ngày đầu bé sẽ ngủ, ít ăn nên lượng cân nặng sẽ giảm, nên canh cân nặng, không nên để bé giảm hơn 10% so với số cân khi sinh. VD: nếu bé khi sanh ra nặng 3kg300gr, thì bé được sụt maximum 330gr. Nếu sụt quá 10% thì phải đến bác sỹ xin ý kiến. Trong vòng 2 tuần đầu tiên kể từ khi sanh, bé phải lấy lại số cân ban đầu, nghĩa là sau 2 tuần, bé phải cân nặng ít nhất là 3kg300gr. 
Tại Châu Âu, mẹ có thể đến các điểm clinic của chính phủ, đến chuyên gia tư vấn cho con bú sữa mẹ để đo đạc hàng tuần, hoặc tại cái nhà thuốc họ có cho thuê cân (scale) mang về nhà trong vòng ít nhất 2 tuần. Cân nặng không nhất thiết phải đo thường xuyên trừ khi bé thuộc dạng nhẹ cân, cần phải kiểm tra thường xuyên. 

*Những ngày đầu tiên của bé, bé khóc không ra nước mắt. ;) 

*Sau khi sanh thỉnh thoảng mẹ bắt gặp bé hay run lẩy bẩy, có thể kiểm tra bằng cách nắm 2 tay bé, nếu bé dừng lại, ko run nữa là ổn. Tình trạng này mất dần trong 1-2 tuần sau khi sinh.

*Việc uống: Bé bú sữa mẹ 100% thì trong 6 tháng đầu đời nên uống hoàn toàn sữa mẹ, ko uống thêm nước, trà camomile hay bất cứ thứ gì khác. Bé bú sữa bình thì có thể sẽ được cho ăn thực phẩm khác sớm hơn, tùy từng bé, và tùy ý kiến của bác sỹ mà cho ăn. Tuy nhiên, sữa là nguồn năng lượng và là nguồn chất lỏng chủ yếu của bé.  

*Nhiệt độ cơ thể bé: 
Chân tay bé sơ sinh luôn luôn mát lạnh, điều đó ko có nghĩa là bé cảm thấy lạnh, nên đừng vì thế mà bao bọc các lớp cho bé, chỉ làm bé thêm khó thở và không thể mở rộng tay chân, ngón tay, chân, cơ thể để phát triển các bước tiếp theo là học dùng ngón tay, chân, học cầm nắm và học đi. 
Muốn biết nhiệt độ cơ thể bé nóng hay lạnh, cách tốt nhất là sờ vào gáy của bé, nếu gáy nóng thì có lẽ bé cảm thấy nóng, và ngược lại. 
Để đo nhiệt độ trẻ sơ sinh, chỉ cần dùng cặp nhiệt bình thường là ổn. Nên cặp nhiệt ở háng của bé hoặc dùng cặp nhiệt đặc biệt đo tại hậu môn, tại nách ko chính xác. 


*Móng tay: Trong 1 tháng đầu tiên, hạn chế cắt móng tay cho bé, nó sẽ tự rụng/gãy dần. Có thế dùng kéo cắt móng tay cho trẻ sơ sinh - khá giống với kéo tỉa chân mày của mẹ nhưng có đầu tròn, không nhọn như kéo tỉa lông mày. cũng có thể dùng công cụ mài móng tay thay vì cắt. 

*Tập thể dục: 
Ngay từ những ngày đầu tiên có thể cho bé tập thể dụng bằng cách cho bé nằm sấp với điều kiện: bé trogn tâm trạng vui vẻ thoải mái, tránh cho nằm sấp ngay sau khi vừa ăn xong, phải có giám sát hoàn toàn của người lớn 100%, thời gian nằm sấp do bé tự quyết định, có khi nửa phút cho đến 3-5 phút. việc này giúp cần cổ của bé cứng cáp chuẩn bị cho bước phát triển quan trọng là NGỒI, DÙNG TAY hiệu quả, và ĂN- khi ngồi vững thì bé mới có thể nuốt thức ăn tốt. Việc nằm sấp cũng giúp bé giảm thiểu nguy cơ bị móp đầu (flat head)

*TRẻ sơ sinh, trong 3 tháng đầu đời, ĐẶC BIỆT cần hơi ấm, sự vuốt ve, và được gần bên mẹ. Nếu bé khóc, hãy nhấc bé lên, ôm bé để bé cảm thấy được an toàn. KHÔNG NÊN lo sợ sẽ cho bé thói quen xấu trong thời gian này, vì được gần mẹ là nhu cầu của bé, việc được ôm ấp, yêu thương giúp bé phát triển và lớn nhanh. Khi bé vui vẻ, thoải mái, hãy tôn trọng, ko ôm ấp (vì bé ko có nhu cầu, nếu mẹ ôm ấp thì đây là thói quen mẹ sẽ hình thành dần cho BẢN THÂN và BÉ). Khi bé khóc, có thể massage cho bé, nhẹ nhàng cười,nói chuyện với bé để bé nhận ra giọng mẹ và cảm thấy dễ chịu. 
Khi ôm bé, bé ngủ, đặt xuống thường thức giấc, tốt nhất nên bọc bé trong 1 tấm chăn để bé ko trực tiếp đụng vào da thịt của mẹ, khi mẹ đặt bé xuống giường, bé sẽ đỡ bị shocked và giật mình. *Lưu ý: khi đặt bé ở bất cứ đâu, yêu cầu đầu tiên ko có chăn gối, thú bông, những thứ dễ làm bé ngạt thở.


*Trớ sữa: 
Nên phân biệt rõ trớ sữa và ói, trớ sữa là do khi bé bú, vô tình nuốt cả không khí vào bụng, nên bé sẽ ợ khí ra, tuy nhiên, cái nắp đậy từ bao tử và ống dẫn thực vẫn còn rất non, làm việc ko hiệu quả, nên khi bé ợ khí, sữa cũng sẽ theo ra ngoài. Lượng trớ sữa thường nhỏ, trong khi nếu ói thật sự, thì lượng sữa sẽ lớn hơn nhiều. 
Cách khắc phục: 
*Cho bé bú hiệu quá, nếu bình có núm vú lỗ quá nhỏ thì phải thay núm vú khác có lỗ to hơn, hoặc làm cái lỗ to ra. 
*Cho bé ợ hơi trong thời gian ăn và sau khi ăn. Có thể cho bé ợ sau khi bú 30ml, rồi cho ăn tiếp. Sau khi ăn hoàn tất, có thể cho bé ợ 10 phút  đến 15 phút nếu bé có xu hướng trớ nhiều. 
*Bé sẽ ít trớ dần từ tháng thứ 5-6, nhất là khi bè bắt đầu ăn dặm, mẹ không nên lo lắng. 
++Lưu ý: khi tạp dề của bé hơi ẩm là phải thay ngay, tránh ẩm ướt làm da cổ bị đỏ, gây đau, hoặc bốc mùi. 
*Vitamin: 
  • Bé bú mẹ hoàn toàn nên/phải được bổ sung vitamin D và K ngay sau khi sanh và kéo dài ít nhất 3 tháng đầu đời. Và nên cho bé ra nắng mặt trời để có lượng vitamin D. 
  • Riêng bé bú sữa hộp (Formula) thì trong sữa đã có 2 loại vitamin trên nên không cần bổ sung. 
  • Sau 3 tháng, cả 2 trườg hợp trên tiếp tục cho uống vitamin D đến khi xương đầu hoàn toàn đóng hẳn
  • ***TUY NHIÊN phải có ý kiến của bác sỹ. KHÔNG TỰ TIỆN mua thuốc do đọc/nghe từ BẤT CỨ nguồn nào
  • **Hình minh họa nguồn từ internet

    Nhận xét

    Các bài đọc được yêu thích nhất